18:34 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thử thách nỗ lực “sống chung với lũ”

Thứ bảy - 11/08/2018 09:36
Những ngày gần đây, do nước lũ từ thượng nguồn đổ về cùng với mưa dầm tại chỗ, mực nước lũ tại vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) đang lên nhanh. Bảo vệ hàng trăm nghìn hécta lúa sắp tới kỳ thu hoạch đang là thử thách thật sự cho chính quyền và bà con nông dân nơi đây.

Sẽ cao hơn 0,4 - 0,6m

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, do lũ thượng nguồn đổ về, trong vài ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh và đạt mức cao nhất trong đợt vào ngày 13.8. Dự báo, mùa lũ năm 2018 tại đầu nguồn sông Cửu Long sẽ xuất hiện đỉnh lũ vào khoảng nửa đầu tháng 10.2018. Tại vùng trũng thấp ĐTM (thuộc 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang), nguy cơ xảy ra ngập lụt rất cao. Theo Sở NNPTNT tỉnh Long An, tổng diện tích lúa hè thu ở vùng ĐTM của tỉnh hiện còn khoảng 152.450ha, dự kiến đến cuối tháng 8 mới thu hoạch dứt điểm. Nếu mực nước lũ lên nhanh, diện tích lúa hè thu ở đây có khả năng bị ảnh hưởng hàng chục nghìn hécta.

Theo dự báo, đến ngày 15.8, mực nước lũ tại các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng (đầu nguồn vùng ĐTM) có thể đạt trên mức 2,80m; tại Mộc Hoá trên mức 1,50m (cao hơn 0,40 - 0,60m so cùng kỳ 2017). Đỉnh lũ chính vụ 2018 xuất hiện vào khoảng nửa đầu tháng 10.2018, với mức cao hơn 0,4 - 0,6m so đỉnh lũ năm 2017. Dự báo ấy đang đặt ra thử thách thật sự cho chính quyền và người dân vùng ĐTM khi hiện còn hàng trăm nghìn hécta lúa hè thu chưa thu hoạch.

Không chủ quan với “đê bao lửng”

Thực hiện ý tưởng “sống chúng với lũ” của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, vào khoảng giữa thập niên 2000, người dân vùng ĐTM đã thực hiện mô hình “đê bao lửng” vừa để bảo vệ lúa khỏi lũ, vừa giúp bồi bổ, vệ sinh đồng ruộng.

Tuy đỉnh lũ năm 2018 sẽ ở mức trung bình nhiều năm nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động đến khu vực ĐBSCL.
Tuy đỉnh lũ năm 2018 sẽ ở mức trung bình nhiều năm nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động đến khu vực ĐBSCL. Ảnh: THỐT NỐT  

Cách gọi “đê bao lửng” là để phân biệt với “đê bao tuyệt đối”, khi chỉ đắp cao lưng chừng mức đỉnh lũ. Khi lũ về sớm, đê bao lửng giúp ruộng lúa hè thu trong đê bao có thêm thời gian để chín. Cũng nhờ đê bao lửng, người dân có thể bơm cạn nước để bắt đầu vụ đông xuân khi nước lũ mới rút một nửa. Nhờ đê bao lửng, người dân ĐTM rút ngắn mùa lũ được khoảng 50%. Nhờ đó, dù phải chịu 3-4 tháng lũ, nhiều nông dân chẳng những bảo đảm 2 vụ lúa, còn trồng thêm được vụ màu. So với “đê bao tuyệt đối”, chi phí làm “đê bao lửng” thấp hơn rất nhiều, nhưng quan trọng hơn là “đê bao lửng” sau khi giúp bảo vệ lúa đến khi thu hoạch, cũng là lúc nước lũ đủ cao để tràn qua đê, vào rửa sạch đồng rộng, bồi bổ phù sa cho đất.

Theo quy hoạch đê bao lửng vùng ĐTM của tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tổng diện tích khoảng 200.000ha. Tổng kinh phí đầu tư cho giai đoạn 1 từ 2016 - 2020 khoảng 1.700 tỉ đồng; giai đoạn 2 từ năm 2021 - 2030 hơn 400 tỉ đồng. Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vĩnh Hưng - ông Hồ Văn Bún - cho biết, nhiều nông dân trong huyện họp lại đắp đê bao lửng cho từng diện tích 30 - 50ha. Đã có khoảng 50% diện tích lúa trong huyện đắp đê bao lửng, UBND huyện đang khuyến khích bà con tăng thêm mô hình này. Tuy nhiên, đê bao lửng cũng có mặt trái của nó. Những năm “lũ đẹt”, “lũ kiệt”, đê bao lửng chẳng những không có giá trị bảo vệ lúa, mà có khi còn ngăn nước tràn vào đồng. Còn khi có lũ lớn, lũ về sớm, lúa chưa kịp thu hoạch mà nước lũ đã tràn đồng, đó thật sự là thảm họa. Vì vậy, dù có đê bao lửng, vẫn không được chủ quan!

900 hộ dân đang ở tạm lều, bạt hoặc ở nhờ

Tin từ Sở NNPTNT Đồng Tháp: Hiện toàn tỉnh có 5.978 hộ dân đang sống trong vành đai có nguy cơ sạt lở; trong đó có 900 hộ sống trong vành đai sạt lở khẩn cấp phải di chuyển chỗ ở, hiện đang ở tạm lều, bạt hoặc ở nhờ; 1.540 hộ đang sống trong khu vực sạt lở nguy hiểm cự ly từ mé bờ sông trở vào 0 - 30m. Tỉnh đang cần hỗ trợ đầu tư xây dựng 12 cụm - tuyến dân cư (tổng kinh phí 657 tỉ đồng) trên địa bàn 7 đơn vị cấp huyện để bố trí chỗ ở cho 2.440 hộ dân. Ngoài ra, thông tin từ một cuộc họp về tình hình sạt lở tại Đồng Tháp, Đề án “Đo đạc, giám sát đánh giá ổn định bờ sông Tiền và thiết lập hành lang sạt lở tại khu vực đông dân cư và cơ sở hạ tầng tỉnh Đồng Tháp” sẽ được thực hiện tại 8 địa phương cấp huyện có bờ sông Tiền với tổng kinh phí khoảng 3,5 tỉ đồng. L.N.G

NGUYỄN PHẤN ĐẤU/ Lao động
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 235

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 505268

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73552239