19:57 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu tiền tỷ mỗi năm từ ứng dụng công nghệ cao trong trồng rau

Thứ ba - 02/04/2019 05:49
Những ngày đầu năm 2019, chúng tôi có dịp đến tham quan và trò chuyện với vợ chồng anh Nguyễn Đăng Quý, chị Đặng Thị Cuối, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, với tư duy dám nghĩ, dám làm và nhận thấy tiềm năng phát triển của ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, anh chị đã xây dựng thành công mô hình sản xuất rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao, vừa mang đến sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho gia đình.

Cũng giống như bao gia đình khác trên địa bàn xã Đan Phượng, những năm trước đây, hộ gia đình anh chị Nguyễn Đăng Quý và Đặng Thị Cuối có xuất phát điểm kinh tế rất thấp, nghề sản xuất chính của gia đình là sản suất nông nghiệp với cây lúa đóng vai trò chủ đạo, cùng với một số cây hoa màu khác như ngô, khoai,... năng suất cây trồng thấp nên đời sống của gia đình anh chị gặp rất nhiều khó khăn. Cần cù, lam lũ quanh năm mà cái đói, cái nghèo đeo đẳng mãi không dứt.

Anh chị đã bàn với nhau đi xuất khẩu lao động bên Đài Loan, chị Cuối đã đi xuất khẩu 16 năm và anh Quý đi 6 năm. May mắn vợ chồng anh chị đã được tiếp cận với mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhận thức được sự thông minh, tiện lợi và cho hiệu quả kinh tế cao của các mô hình này, sau thời gian lao động và tích lũy được vốn, anh chị về nước và quyết định đầu tư xây dựng mô hình sản xuất rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng.

Năm 2017, với diện tích 3 ha, vợ chồng anh Quý - chị Cuối đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà màng, với cấu trúc đơn giản, dễ lắp ráp, không cần làm móng, thanh treo tùy chọn phù hợp theo diện tích, hệ thống thông gió bên hông, nước tưới tự động qua hệ thống lọc. Sau nửa năm, mô hình đã đi vào hoạt động, sản xuất ổn định và mang lại hiệu quả cao khi sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn và được nhiều người tin tưởng tìm đến mua.

Đây là mô hình sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học, nước tưới cho rau thông qua hệ thống bình lọc nước tự động; với các loại rau xanh theo mùa, như: rau dền, cà chua, rau muống, các loại rau cải, su hào hoa, bắp cải tí hon, rau hẹ giống Đài Loan… . sản lượng 3 tạ rau/ngày, trung bình mỗi tháng cũng cho thu nhập trên 120 triệu đồng.

Chị Đặng Thị Cuối cho biết, hiện nay ngoài 3 ha trồng rau trong nhà lưới, nhà màng, gia đình anh chị còn đầu tư phát triển mô hình trồng măng tây xanh trên diện tích 2,5 ha và 2 mẫu trồng bí ngô lấy quả non, lấy ngọn, hơn 1 mẫu trồng ổi hữu cơ…. Hiện giá trị bình quân/ha canh tác của mô hình đạt gần 6,7 tỷ đồng. Mô hình không chỉ tạo thu nhập ổn định cho gia đình mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 13-15 lao động với mức thu nhập từ 4-6 triệu đồng/người/tháng.

Chị Đặng Thị Cuối đang giới thiệu về mô hình trồng rau CNC của gia đình

Được biết, mô hình trồng rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao của gia đình anh Quý – chị Cuối có quy mô 3 ha, được HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Đan Phượng hỗ trợ thuê đất của 52 hộ dân để thành lập. Đồng thời, UBND huyện Đan Phượng cũng đã hỗ trợ hộ gia đình làm nhà sơ chế, một số quy trình kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc…

Theo chia sẻ của chị Đặng Thị Cuối, việc áp dụng mô hình sản xuất rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao yêu cầu vốn đầu tư ban đầu khá lớn nhưng về lâu dài mang lại nhiều lợi ích: chỉ cần đầu tư một lần nhưng tránh được tác hại của thời tiết, không phải sử dụng thuốc hóa học trong quá trình canh tác do được trồng trong hệ thống nhà lưới,nhà màng, tránh được sâu bệnh gây hại, giảm chi phí. Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ áp dụng và hoàn toàn có thể nhân rộng ra trên địa bàn và các tỉnh khác.

Với sự nhạy bén, linh hoạt, dám nghĩ, dám làm và sự quyết tâm, mạnh dạn trong đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, anh chị đã thành công trên con đường ước mơ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đã dần hình thành nên những người nông dân hiểu biết, hiện đại và nhờ đó đã mang lại những sản phẩm nông nghiệp an toàn, người bạn tin tưởng cho người tiêu dùng và mang lại giá trị kinh tế cao cho gia đình và cũng như tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân.

Lưu Hòa - TT Khuyến nông Lào Cai

Nguồn tin: http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1022561

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72705270