13:11 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thủ tướng: Cần "quả đấm thép" thúc đẩy công nghiệp chế biến

Thứ sáu - 21/02/2020 04:13
Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến về thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp tổ chức sáng nay, 21/2 tại Hà Nội.

Theo Thủ tướng, Hội nghị trực tuyến có quy mô toàn quốc với sự tham gia của 63 tỉnh, thành phố và các công ty, tập đoàn lớn trong nông nghiệp, vì vậy, “phải bàn vấn đề thiết thực vì sao chưa làm tốt cơ giới hóa, vì sao có địa phương làm tốt, có địa phương chưa làm được".

Do đó, Thủ tướng đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp phát biểu trước, nêu rõ các tồn tại, khó khăn, nhất là vướng mắc về cơ chế chính sách. 

 thu tuong: can 'qua dam thep' thuc day cong nghiep che bien hinh anh 1

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị về công nghiệp chế biến. 

“Thời gian qua, chúng ta ban hành nhiều chính sách cho lĩnh vực này nhưng chưa tập trung, vậy từ Hội nghị hôm nay, Nhà nước cần tập trung vào chính sách nào được coi là 'cú đấm thép' của Nhà nước để tháo gỡ vướng mắc, phát triển công nghiệp cơ giới hóa và chế biến nông sản tốt hơn nữa”, Thủ tướng nói. 

Từ thực tiễn sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, doanh nghiệp đã thành công, Thủ tướng mong muốn được nghe các ý kiến góp ý về các tồn tại, vướng mắc để hình thành tư duy chính sách tháo gỡ sát thực. Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu nói ngay vào các điểm then chốt, các chính sách cần tập trung tháo gỡ... 

Thủ tướng cho rằng xuất khẩu nông sản rất quan trọng nhưng thị trường trong nước gần 100 triệu dân càng quan trọng mà nếu ta không quan tâm, không lo thị trường trong nước thì sẽ là thiếu trách nhiệm với người dân. Vậy cần có chính sách, biện pháp gì để tháo gỡ cho chế biến, nhất là chế biến sâu, cho cơ khí hóa khi mà hiện nay, số lao động nông nghiệp còn đông, chủ yếu làm thủ công, mức độ cơ giới hóa còn thấp nên năng suất thấp.

Đặc biệt, theo Thủ tướng, việc Nghị viện châu Âu vừa thông qua Hiệp định EVFTA và EVIPA mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường 20.000 tỷ USD có yêu cầu cao, nên vai trò của chế biến rất quan trọng.

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7 - 8%/năm, hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có khả năng đảm bảo chế biến, bảo quản khoảng 130 – 140 triệu tấn nguyên liệu nông lâm thủy sản/năm. 

Hiện đã có trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu; ngoài ra còn có hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình làm nhiệm vụ sơ chế, chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa.

Trong 3 năm 2017 - 2019 đã có gần 40 dự án đầu tư với số vốn hơn 30.000 tỷ đồng (được khởi công/khánh thành). Tuy vậy vẫn còn một số ngành hàng khâu chế biến, bảo quản còn yếu và thiếu chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng như ngành hàng rau quả và thịt.

Đáng chú ý, trong thời gian qua, việc tổ chức sản xuất, liên kết giữa sản xuất – chế biến – tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị bước đầu được hình thành ở một số ngành, lĩnh vực mang lại hiệu quả tích cực, giúp cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững và ổn định. 

Cụ thể, 100% các doanh nghiệp ngành mía đường có liên kết và hợp đồng bao tiêu mía nguyên liệu (trên 90% sản lượng của nhà máy) cho nông dân tạo ra sự ổn định cho nông dân trồng mía và đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy.

Một số doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến lúa gạo xuất khẩu: đã thực hiện mô hình liên kết với nông dân, hợp tác xây dựng cánh đồng lớn và bao tiêu lúa cho bà con nông dân.

Đối với ngành hàng rau quả, cà phê, chăn nuôi, cá tra, chè, các công ty chế biến lớn đều liên kết với các HTX và dựng mô hình sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu đầu vào đến người tiêu dùng; mở rộng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, đầu tư các nhà máy chế biến công nghệ hiện đại và xuất khẩu sản phẩm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 266859

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73313830