02:30 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thúc đẩy bình đẳng giới trong nghiên cứu nông nghiệp tại Việt Nam

Thứ năm - 15/11/2018 20:00
Ngày 15 -16/ 11/ 2018, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Khu vực nhằm tổng kết dự án: “Lồng ghép bình đẳng giới và hội nhập xã hội vào nghiên cứu chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do Chính phủ Australia tổ chức.

 

Thúc đẩy bình đẳng giới trong nghiên cứu nông nghiệp tại Việt Nam - Ảnh 1

 

Tham gia Hội thảo có các cán bộ nhà nước và các chuyên gia nghiên cứu đến từ Việt Nam, Myanmar, Philippines, Lào và Campuchia; các nông dân nguời dân tộc thiểu số đến từ Mộc Châu và Điện Biên và một số sinh viên dân tộc thiểu số.

“Dự án “Lồng ghép bình đẳng giới và hội nhập xã hội vào nghiên cứu chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam” là một trong những nỗ lực nhằm hiện thực hóa “Chiến lược Bình đẳng Giới 2016 - 2020 của Australia tại Việt Nam.

Với sự tài trợ bởi Chính phủ Australia thông qua Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR), Dự án Giới làm việc với 10 dự án đang triển khai của ACIAR (với tổng kinh phí đầu tư 17 triệu đô la Úc – tương đương 285 tỷ đồng) tập trung vào các chuỗi giá trị nông nghiệp ở Việt Nam và Đông Nam Á. Các hoạt động Dự án Giới được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây Quốc tế (CIP) và ba tổ chức đối tác: Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), Care International tại Việt Nam, và Oxfam Việt Nam.

Dự án dài 18 tháng này sẽ kết thúc vào tháng 12 / 2018. Dự án có mục tiêu giải quyết các khó khăn xã hội liên quan đến vấn đề giới, tạo cơ hội để tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, đồng thời đẩy mạnh sự tham gia cho phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số vào các chuỗi giá trị.

Dự án đã triển khai sáu nghiên cứu thực địa nhằm tìm hiểu cách thức các chuẩn mực và quan hệ giới tác động đến tập quán sản xuất nông nghiệp, và xác định các cơ hội và thách thức về giới đối với nam và nữ nông dân dân tộc thiểu số. Ba lớp tập huấn Bình đẳng Giới đã được tổ chức tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, và một Hội thảo Nhận thức Giới được tổ chức tại Myanmar. Dự án cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu bằng chứng phục vụ cho công tác nghiên cứu và phát triển thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao năng lực cho nghiên cứu viên, và thiết lập một mạng lưới và trung tâm kiến thức cho các nhà khoa học nông nghiệp và giới trong khu vực.

Phát biểu tại Hội thảo, bà Rebecca Bryant – Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết: “Australia cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam. Chúng tôi đang áp dụng biện pháp tiếp cận toàn diện đối với công tác cải thiện chất lượng cuộc sống cho phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam”.

 

ACIAR là tên viết tắt của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia. Tổ chức này nằm trong Chương trình Viện trợ Phát triển của Chính phủ Australia và tham gia tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình này, đó là giúp các nước đang phát triển giảm nghèo và đạt được sự phát triển bền vững. ACIAR hỗ trợ tài chính cho các dự án hợp tác nghiên cứu nông nghiệp do các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước Australia tiến hành. Các dự án này nhằm giải quyết các vấn đề về nông nghiệp ở các nước đang phát triển. ACIAR bắt đầu chương trình hợp tác ở Việt Nam từ năm 1993, thông qua 170 dự án với giá trị lên đến 100 triệu đô la Úc (tương đương khoảng 1700 tỷ đồng).

Vùng Tây Bắc Việt Nam là quê hương của nhiều nhóm dân tộc thiểu số đa dạng, tại đây cũng tồn tại một số tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng vào bậc cao nhất của Việt Nam. Vùng Tây Bắc là một địa bàn trọng tâm của ACIAR và Chương trình Viện trợ Phát triển của Chính phủ Australia

MINH CHÂU/ http://baodansinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 303


Hôm nayHôm nay : 51370

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1109671

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71336986