22:41 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thúc đẩy ứng dụng kinh nghiệm từ các dự án nông thôn

Thứ tư - 16/05/2018 10:16
Kết quả của các dự án hợp tác kỹ thuật thành công trước hiếm được các tỉnh phổ biến rộng rãi. Nguyên nhân có thể là do thiếu ngân sách, hoặc lưỡng lự trong việc sử dụng kỹ năng mới.
 
Người dân sau khi được tập huấn đã nhận thức được việc sản xuất nông nghiệp sạch là xu hướng tất yếu - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 

Đây là một trong những quan điểm ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ở Việt Nam đưa ra tại Hội nghị phát triển nông thôn hiệu quả thông qua các tiếp cận dựa vào kết quả thực hiện (ngày 16/5).

Hội nghị nhằm nhìn nhận lại việc thực dự án “Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai” tại 6 tỉnh miền núi phía bắc là: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, và Sơn La.

Bà Nguyễn Thị Nhật, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điên Biên cho hay, nhờ có các dự án, người dân địa phương đã hiểu biết thêm về việc chăm sóc, nuôi trồng và bán sản phẩm. Ngoài diện tích mô hình điểm, người dân sau khi được tập huấn đã nhận thức được việc sản xuất nông nghiệp sạch là xu hướng tất yếu. Ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ, người dân cũng đã tích cực mở rộng thêm diện tích sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Bà Nhật cho biết thêm: “Trong quá trình hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp sạch, địa phương cũng gặp một số khó khăn như chính sách sản xuất nông nghiệp sạch của Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế để có thể hỗ trợ người dân. Thêm nữa, nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm sạch còn hạn chế. Người dân vẫn nhìn vào lợi nhuận trước mắt”.

Theo ông Konaka Tetsuo, các tỉnh miền núi phía bắc là một trong những khu vực nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ và cộng đồng các nhà tài trợ của các đối tác phát triển. Các tỉnh này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Chẳng hạn, năng suất nông nghiệp thấp, bất đồng ngôn ngữ, thiên tai, cơ sở hạ tầng kém phát triển, hay tỉ lệ hộ nghèo rất cao, đặc biệt ở các đồng bào dân tộc thiểu số. Chính phủ Nhật Bản và JICA coi trọng phát triển kinh tế và hướng tới những lĩnh vực cộng đồng dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển kinh tế. Chính vì thế, JICA tập trung phát triển bao trùm, coi đây là một trọng tâm lớn trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam.

JICA đã thực hiện các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ với vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD và khoảng 630 tiểu dự án tại Việt Nam trong thời gian từ năm 1996-2016 và rất nhiều dự án hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế… Để hỗ trợ các dự án này phát triển tốt hơn, JICA đã xây dựng một dự án mới và áp dụng thông qua cách tiếp cận dựa vào kết quả thực hiện.

Tại Việt Nam, JICA nhận thấy còn những nhu cầu phát triển lớn nhưng vẫn thiếu hụt nhiều trong năng lực quản lý của chính quyền địa phương. Chính vì vậy, Việt Nam cần quan tâm hơn trong việc tăng cường năng lực chính quyền tỉnh về thứ tự ưu tiên, lập kế hoạch, đánh giá và hợp tác giữa các sở với nhau.

Dự án được JICA chuẩn bị từ cuối năm 2015 dựa vào kinh nghiệm của các dự án hỗ trợ kỹ thuật mà JICA thực hiện trước đó, như “Dự án phát triển nông thôn Tây Bắc Việt Nam” tại tỉnh Điện Biên từ 2010-2015, “Dự án triển khai sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em” từ 2011-2014 và “Dự án thiết lập đường dây phòng chống mua bán người tại Việt Nam”.

Theo Báo Chính phủ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 339095

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73386066