Theo chia sẻ của các chuyên gia tại hội thảo, sau hơn 10 năm thực hiện theo Công ước UPOV, đã bộc lộ một số khiếm khuyết, vì thế cần phải thay đổi, chỉnh sửa một số điểm trong khuôn khổ pháp lý cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Quang cảnh hội thảo thực thi quyền nhà tạo giống theo công ước UPOV |
Phát biểu tại cuộc hội thảo, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết, hệ thống bảo hộ giống cây trồng Việt Nam đã được thành lập từ năm 2000. Đến năm 2006, Việt Nam đã tham gia công ước UPOV nhằm thực hiện bảo hộ giống hiệu quả hơn, bằng việc hợp tác sâu rộng với các quốc gia thành viên UPOV.
Trong quá trình 10 năm tham gia công ước, các tác giả Việt Nam đã phát hiện ra nhiều giống cây trồng mới, với nhiều đặc tính tốt…Đồng thời kết hợp với nhiều loại giống cây trông hiệu quả, giá trị trên thế giới giúp tăng năng xuất cây trồng, tăng thu nhập và đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn trên thế giới.
Tuy nhiên tới nay, sau hơn 10 năm vận hành hệ thống bảo hộ giống cây trồng quốc gia, 10 năm thực hiện theo Công ước UPOV, một số khiếm khuyết đã bộc lộ, đặc biệt một số điểm trong khuôn khổ pháp lý cần được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Cũng tại hội thảo, ông Peter Button, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng cho rằng, nếu chúng ta không giúp các nhà tạo giống thì các nhà tạo giống sẽ không có quyền gì cả. Tuy nhiên, việc thực thi quyền của các nhà tạo giống lại là chủ yếu chính bản bản thân nhà tạo giống dựa trên những pháp lý phù hợp.
Thực thi luật pháp, UPOV đã đưa ra những hướng dẫn, hỗ trợ pháp lý trong việc thực hiện. Vì thế vẫn cần sự đa dạng trong các cơ chế, những kinh nghiệm của các quốc gia, khu vực khác trong thành viên UPOV, để vấn đề bảo hộ giống cây trồng thực sự mang lại hiệu quả, khắc phục hạn chế còn tồn tại.
Theo Lao động thủ đô
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn