05:22 EST Thứ hai, 20/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thương hiệu nông sản khẳng định từ chất lượng

Chủ nhật - 05/03/2017 10:53
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồng nghĩa với việc tạo ra sản phẩm có chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn, nhu cầu và thị hiếu của thị trường.

 

Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) hiện có hơn 16.290 ha vải thiều, trong đó vải thiều chín sớm hơn 1.750 ha, vải thiều chính vụ sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap và GlobalGap hơn 10.720 ha. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Đây là một trong những giải pháp phát triển bền vững mà ngành nông nghiệp hướng tới thông qua việc chú trọng, đẩy mạnh xây dựng và phát triển các thương hiệu nông sản chủ lực của Việt Nam.

Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề trên, Phóng viên BNEWS đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Bảnh, Nguyên Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

BNEWS: Là cường quốc xuất khẩu nông sản, song thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới lại rất ít. Theo ông, lý do tại sao việc xây dựng nông sản Việt Nam còn hạn chế như vậy?

Ông Lê Văn Bảnh: Hiện nay, Việt Nam có 10 sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD mỗi năm và có mặt ở hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn của thế giới như Mỹ, Nhật Bản, EU…

Năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu đạt kim ngạch trên 32 tỷ USD, nhưng vấn đề là Việt Nam phải xây dựng được thương hiệu cho các nông sản đó, bởi người tiêu dụng hiện nay rất quan tâm đến thương hiệu, xuất xứ sản phẩm.

Chúng ta đang triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.

Các sản phẩm nông sản đã có những bước phát triển tốt, song cái tốt ở đây vẫn chưa phát triển có đến được những thương hiệu mạnh trên thế giới.

Để xây dựng thương hiệu nông sản trước hết là sản lượng phải lớn, chất lượng phải đồng đều và ổn định.

Như vậy, phải quản lý tốt được vật tư đầu vào, giống và được sản xuất ở nơi có địa chỉ, địa lý tốt.

Quản lý được phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.., quy trình kỹ thuật chăm sóc thì mới quản lý đầu ra là sản lượng, chất lượng, nắm được dư lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh…

Xây dựng thương hiệu đã khó bảo vệ thương hiệu còn khó hơn, nên việc quản lý chất lượng trong xây dựng thương hiệu là rất quan trọng.

Do đó, yếu tố quan trọng đầu tiên là phải tổ chức sản xuất, mà để tổ chức được sản xuất thì phải có vùng nguyên liệu, cùng với đó là quản lý trong sản xuất, chất lượng nông sản đầu ra.

Doanh nghiệp có vùng nguyên liệu phải là doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, kỹ thuật.

Nhưng hiện các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không đủ sức làm cánh đồng lớn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát động làm cánh đồng lớn đã nhiều năm song đến nay vẫn rất ít doanh nghiệp làm được bởi vướng vào hạn điền.

Nếu không có vùng nguyên liệu, doanh nghiệp lại phải đi thu gom nguyên liệu.

Như vậy, sẽ không thể quản lý được nguồn gốc, quản lý được vật tư đầu vào trong khâu sản xuất, dẫn đến khó quản lý được chất lượng.

BNEWS: Hiện chúng ta cũng có nhiều nhãn hiệu với chỉ dẫn địa lý tốt. Theo ông làm thế nào để những nhãn hiệu, chỉ dẫn đó có sức lan tỏa?

Ông Lê Văn Bảnh: Hiện nay chúng ta có nhiều chỉ dẫn địa lý tốt như: vải thiều Lục Ngạn, chôm chôm Chợ Lách, xoài cát Hòa Lộc…

Các địa phương đã quan tâm, chú trọng việc hỗ trợ xây dựng thương hiệu, bảo hộ tên gọi chỉ dẫn địa lý, nhãn mác sản phẩm đối với các sản phẩm đặc thù, chất lượng tốt và có tính hàng hóa cao.

Nhưng có chỉ dẫn địa lý rồi quan trọng cốt lõi vẫn là sản xuất.

Chẳng hạn, bưởi da xanh Bến Tre, rõ ràng rất nổi tiếng nhưng nếu một lần khách hàng mua phải quả bưởi chất lượng kém như bị khô, như vậy sẽ mất niền tin của người tiêu dùng.

Bởi vậy phải quản lý được chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm phải ổn định, quản lý tốt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Thương hiệu hình thành nên từ việc duy trì chất lượng sản phẩm tốt, ổn định trong một thời gian dài.

Đó là vấn đề quan trọng để quảng bá sản phẩm.

Hiện mỗi địa phương đã hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất tập trung lớn.

Tuy đã xác định được địa chỉ các vùng chuyên cạnh cho sản phẩm thế mạnh nhưng một số địa phương vẫn có quy mô diện tích còn nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm chưa đồng nhất, chưa thật sự có được vùng chuyên canh đúng nghĩa.

Có chỉ dẫn địa lý tốt nhưng mỗi nông dân cũng không thể xây dựng lên thương hiệu sản phẩm mà cần phải có tổ chức, doanh nghiệp.

Để bảo vệ chất lượng và danh tiếng cho các đặc sản của mình, các cá thể kinh doanh tại địa phương nên cùng nhau trong một tổ chức tập thể để tập trung sức mạnh, thống nhất chiến lược/kế hoạch từng bước xây dựng thương hiệu cho các đặc sản của mình.

Tổ chức tập thể cần phải xây dựng cơ chế quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm phù hợp.

Nhìn lại các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cho thấy đều bắt nguồn từ doanh nghiệp rồi đến thương hiệu của quốc gia.

BNEWS: Khi xây dựng thương hiệu không thể thiếu doanh nghiệp, theo ông cần có sự quan tâm như thế nào để doanh nghiệp phát triển thương hiệu?

Ông Lê Văn Bảnh: Doanh nghiệp có vai trò chủ lực trong xây dựng thương hiệu. Nông dân phải phối hợp với doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu.

Vai trò của nhà nước ở đây là sự định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp trong quảng bá thông tin, tuyên truyền, xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế.

Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu này để sản phẩm có thể phát triển sâu rộng hơn trên thị trường quốc tế.

Doanh nghiệp cần có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, có các kênh chia sẻ thông tin thị trường đến doanh nghiệp.

Doanh nghiệp rất cần sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và đặc biệt là cho đặc sản.

Nếu công tác bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận được thực hiện quyết liệt và có hiệu quả, các nhà sản xuất, kinh doanh đặc sản có thể yên tâm, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, không còn e ngại về hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có thể làm giảm uy tín của sản phẩm của họ.

Hiện nay, nông nghiệp công nghệ cao đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và đầu tư. Nhà nước cũng nên có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi họ đầu tư vào đây.

Bởi phát triển nông nghiệp công nghệ cao sẽ đảm bảo được năng suất, sản lượng, đặc biệt là chất lượng cao và đồng đều.

Các sản phẩm từ nông nghiệp công nghệ cao sẽ dễ dàng phát triển thương hiệu hơn.

BNEWS: Vậy trong thời gian tới, ngành nông nghiệp có kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho nông sản Việt Nam như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Văn Bảnh: Hiện Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2020-2030. Để nâng cao chất lượng, giá trị gạo Việt Nam, đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng 3 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về gạo: TCVN gạo thơm trắng, TCVN gạo trắng, TCVN quy phạm thực hành vệ sinh và an toàn thực phẩm đối với xay xát và bảo quản thóc gạo.

Dự kiến quý I/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hoàn thiện 3 TCVN này để chuyển Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố. Tiếp theo sẽ xây dựng lô gô cho gạo Việt Nam và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Ngoài hạt gạo, năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có kế hoạch xây dựng Chương trình phát triển thương hiệu nông sản chủ lực đến năm 2020 cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của ngành, nhằm xác định cụ thể các sản phẩm nông sản chủ lực định hướng xây dựng thương hiệu/xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn mác.

Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung vào 5 mặt hàng có thế mạnh đầu tư xây dựng thương hiệu trong giai đoạn tới mà không làm dàn trải với hầu hết các mặt hàng nông sản.

Các sản phẩm đó là: thanh long, xoài, cà phê, chè, cá tra.

Đây là những mặt hàng có vùng nguyên liệu tốt, được sản xuất trên quy mô lớn với mức độ cơ giới hóa cao, có khối lượng và giá trị tiêu thụ lớn, chất lượng đồng đều, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá bán cạnh tranh, có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Đây cũng là các mặt hàng tập trung nhiều doanh nghiệp mạnh, các doanh nghiệp đã có thương hiệu và có mong muốn xây dựng thương hiệu để hình thành và phát triển thương hiệu quốc gia.

BNEWS: Xin cảm ơn ông!

Bích Hồng/BNEWS/TTXVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 153


Hôm nayHôm nay : 40747

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1063541

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74110512