01:57 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tỉ phú thanh long ruột đỏ vùng nước mặn

Thứ hai - 03/09/2018 22:26
Trong khi thế mạnh của vùng đất nước mặn Vĩnh Châu là tôm sú và hành tím thì ông Lê Hùng Dũng lại đưa thanh long ruột đỏ về trồng và đã thành công ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.
Ông Dũng bên vườn thanh long ruột đỏ 2 năm tuổi /// Thiên Lộc
Ông Dũng bên vườn thanh long ruột đỏ 2 năm tuổi
THIÊN LỘC
 
Ông Dũng (62 tuổi, ngụ ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải, TX.Vĩnh Châu, Sóc Trăng) cho biết trước đây kinh tế gia đình ông đi lên từ con tôm. Tuy nhiên, quá trình nuôi tôm thường gặp rủi ro, thua lỗ nên ông mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Năm 2011, ông chuyển đổi một phần diện tích ao tôm trồng thử nghiệm 250 gốc thanh long ruột đỏ giống Long Định 1 mua từ Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. Sau 2 năm chăm sóc, cây phát triển tốt, trái to, màu sắc rực rỡ. Từ đó, ông quyết định chuyển toàn bộ diện tích nuôi tôm 3 ha sang trồng thanh long ruột đỏ.
Là một nông dân mới học hết lớp 6, gắn bó lâu đời với con tôm, khi chuyển sang trồng thanh long, ông Dũng gặp không ít khó khăn. Song với ý chí quyết tâm làm giàu, ông đã chịu khó nghiên cứu sách báo, xem đài, tìm hiểu thông tin qua mạng internet và tham quan nhiều nơi để học hỏi, đúc kết kinh nghiệm. Đến nay, ông Dũng đã trồng 3.000 trụ thanh long và cây đang thời kỳ cho trái.
 
 
 
Tỉ phú thanh long ruột đỏ vùng nước mặn - ảnh 1  

Thanh long năm đầu không nên để nhiều trái làm cây mất sức, phải đợi đến năm thứ 2, 3 mới bắt đầu tăng sản lượng. Nếu trồng đạt yêu cầu, năng suất bình quân từ 40 - 50 tấn trái/ha

   

Ông Lê Hùng Dũng, người trồng thanh long ruột đỏ thành công ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng

 
Theo ông Dũng, thanh long năm đầu không nên để nhiều trái làm cây mất sức, phải đợi đến năm thứ 2, 3 mới bắt đầu tăng sản lượng. Nếu trồng đạt yêu cầu, năng suất bình quân từ 40 - 50 tấn trái/ha. Mùa mưa thanh long ra trái liên tục. Mùa nghịch (từ tháng 10 - 3 âm lịch), muốn thanh long ra trái nhiều phải áp dụng kỹ thuật chong (xông) đèn để kích thích cây ra hoa.
Khách tham quan vừa bước vào khu vườn nhà ông Dũng với hàng ngàn trụ thanh long, hàng nối hàng, thẳng tắp ai cũng thán phục bàn tay cần cù lao động của ông. Để chăm sóc vườn thanh long đạt năng suất chất lượng cao, ông phải cần đến 7 lao động thường xuyên. Ông Dũng cho biết để thanh long đạt năng suất cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, người trồng phải sử dụng phân hữu cơ kết hợp với NPK và thường xuyên phun tưới, cắt tỉa, tạo tán.
“Trồng thanh long ở Vĩnh Châu, cái khó nhất là nước tưới. Hiện nay tôi phải khoan giếng nước ngầm để lấy nước tưới. Mùa mưa thì tốt nhưng mùa nắng nước hơi nhiễm mặn khiến cây trồng không được tươi tốt, sum suê. Để khắc phục tình trạng này, tôi lên kế hoạch đặt ống dẫn nước ngọt đến tận vườn”, ông Dũng chia sẻ.
Theo ông Dũng, trồng thanh long ruột đỏ không lo đầu ra. Khi tới mùa thu hoạch, các thương lái từ Long An, Vĩnh Long đến đặt hàng loại 1 với giá dao động từ 30.000 - 60.000 đồng/kg (tùy thời điểm); loại 2, 3 giá thấp hơn khoảng 10.000 đồng/kg. Năm 2017, với giá bán này, sau khi trừ chi phí, ông Dũng thu lãi trên 2 tỉ đồng. Ngoài ra ông còn bán cây thanh long giống với hơn 100 triệu đồng.
Ông Trà Nol, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hải, cho biết ông Dũng là người đầu tiên đưa cây thanh long ruột đỏ về Vĩnh Châu và là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi khiến bà con địa phương nể phục. Từ hiệu quả đó, ông nhân rộng mô hình, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ cây giống, phân bón cho những người mới khởi nghiệp. Hướng tới, TX.Vĩnh Châu sẽ thành lập hợp tác xã trồng thanh long ruột đỏ và từng bước đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho bà con.
Theo Thanh niên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 278

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 275


Hôm nayHôm nay : 50063

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1108364

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71335679