15:39 EDT Thứ tư, 08/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiền Giang: Nông dân giàu nhờ trồng Dừa Mã Lai

Chủ nhật - 17/09/2017 11:03
Nhiều nhà vườn trồng dừa Mã Lai ở Tiền Giang chia sẻ, nếu dừa ở mức giá 50.000 đồng/chục (12 trái), người trồng dừa vẫn có nguồn thu nhập cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa hoặc hoa màu, lại ít tốn công chăm sóc.
 
Dừa Mã Lai
Cây dừa Mã Lai. Ảnh: tiengiang.gov.vn
 
Hiện nay, người nông dân tại tỉnh Tiền Giang đang áp dụng mô hình trồng dừa để làm nước giải khát. Đây là một mô hình hiệu quả cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, ít tốn công chăm sóc.Tiêu biểu nhất là giống dừa Mã Lai, được rất nhiều nông dân lựa chọn.
 
Ông Phan Văn Minh, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh ấp Trung Chánh, xã Trung Hòa, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang – một cựu chiến binh làm giàu từ mô hình trồng dừa Mã Lai cho biết, dừa Mã Lai có vỏ mỏng, gáo to, nước ngọt thơm nên được thị trường rất ưa chuộng. Hơn thế, thân nó cũng nhỏ nên có thể trồng trên diện tích hẹp. Những tháng nắng nóng, chỉ cần 20 ngày là có thể thu hoạch dừa một lần, những tháng mưa nhiều thì thời gian thu hoạch kéo dài gần một tháng. 
 
Cựu chiến binh Phan Văn Minh chăm sóc vườn dừa Mã Lai của gia đình. Ảnh: tiengiang.gov.vn
Cựu chiến binh Phan Văn Minh chăm sóc vườn dừa Mã Lai của gia đình. Ảnh: tiengiang.gov.vn
 
Thời điểm nắng nóng, dừa Mã Lai được thương lái đến tận vườn thu mua với giá từ 115.000 - 120.000 đồng/chục. Còn những tháng mưa nhiều, thương lái thu mua trung bình 65.000 đồng/chục. Với mức giá này, mỗi tháng gia đình ông thu hoạch trung bình 2.400 trái. Tức sẽ mang về nguồn thu nhập gần 20 triệu đồng
 
Tại huyện Gò Công Tây, Tiền Giang, mô hình trồng dừa này cũng rất được người dân ưa chộng. Bởi chỉ sau 3 năm trồng, dừa Mã Lai đã bắt đầu cho trái. Nếu được chăm sóc tốt thì trên mỗi công đất (1.000m2), dừa sẽ cho thu hoạch khoảng từ 400 - 500 trái/tháng, với giá dao động từ 70.000 - 80.000 đồng/chục. Như vậy, tính ra mỗi tháng nông dân trồng dừa sẽ có thu nhập hơn 3 triệu đồng.
 
Ông Thái Văn Hiếu, ngụ ấp Bình Trung, xã Thạnh Nhựt là một trong những hộ nông dân rất thành công với mô hình trồng dừa Mã Lai. Ông chia sẻ: “Chỉ với  vườn dừa 5.000 m2, tôi đã có thể thu lãi từ 15 - 20 triệu đồng/tháng. Nhờ dừa mau cho trái nên sinh hoạt hằng ngày của gia đình tôi cũng rất ổn định".
 
Để thành công trong việc áp dụng mô hình trồng dừa Mã Lai thì người trồng phải biết chăm sóc đúng cách, đảm bảo mật độ trồng 5m x 5m. Đồng thời, phải bón phân cho nó hàng tháng. Sau khi thu hoạch, lại bón tiếp tục từ 1,2 - 1,5 kg NPK/cây. Lưu ý, khi bón phân cần đảm bảo đúng cách và đúng kỹ thuật.
 
Cụ thể, sẽ có 2 cách bón phân: cách thứ nhất là xới đất xung quanh gốc dừa. Sau khi bón phân xong, lấy bùn dưới mương phủ lên một lớp mỏng (từ 3 - 5 cm). Cách làm này vừa giúp tránh bị trôi phân vừa tạo độ ẩm giúp phân hòa tan nhanh và đều. Cách thứ hai là đào khoảng 4 - 5 lỗ nhỏ ở xung quanh gốc dừa. Sau đó cho phân vào lỗ tưới nước, theo đó, các chất dinh dưỡng sẽ thấm qua nền đất vòng quanh gốc mà không bị lãng phí phân ra ngoài. 
 
Đặc biệt, để dừa Mã Lai đạt năng suất cao, bên cạnh bón phân hóa học, người trồng phải chú trọng bón thêm phân hữu cơ để tạo độ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
 
“Điểm chăm sóc khác biệt của giống dừa Mã Lai so với các loại dừa khác là từ khi cây cho trái đợt đầu tiên cho đến khoảng 5 - 7 năm sau, mình phải dùng cây tre hoặc cây tràm chống đỡ các buồng dừa để tránh tình trạng buồng bị gãy. Ngoài ra, để buồng dừa bám chặt vào thân cây thì người trồng không nên làm vệ sinh đọt dừa bởi các yếm dừa sẽ giữ buồng chắc chắn hơn”, ông Hiếu chia sẻ thêm về kinh nghiệm trồng dừa của mình
 
Hiện nay, ngoài trồng dừa, nhiều nhà vườn trồng dừa Mã Lai ở Tiền Giang còn trồng xen canh các loại cây ngắn ngày để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Đây là cũng một trong những mô hình chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi khá hiệu quả ở địa phương, đang được nhiều người dân áp dụng. 
 
C.Vân (TH)/ NongthonViet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 151

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 140


Hôm nayHôm nay : 39393

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 433888

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60755845