22:31 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiếp nhận cuốn "Kim Túy Tình Từ - Truyện Kiều " gần 100 năm

Thứ ba - 20/10/2015 10:52
Ban Quản lý di tích Nguyễn Du ( Hà Tĩnh) vừa tiếp nhận cuốn "Kim Túy Tình Từ" nhân dân ta thường gọi là "Truyện Kiều" dịch ra chữ Quốc ngữ in năm 1917 từ Họa sỹ Lê Anh Tuấn - Hội Viên Hội Mỹ thụật Việt Nam.

Tiếp nhận cuốn

Sách in lần thứ nhất, có khổ 22 cm x 16 cm, 157 trang (cả phần phụ lục), do ông Phạm Kim Chi dịch ra chữ Quốc ngữ được nhà in Saigon in năm 1917.

Cuốn sách đã mất trang bìa chính, từ trang bìa trong đến phần phụ lục đang được giữ nguyên. Đặc biệt cuốn sách có bài tựa của Tiến sỹ Nguyễn  Mai (dòng họ Nguyễn Tiên Điền)  nói về "Kim Túy Tình Từ", do ông Hoàng Thúc Mậu phụng dịch. 

Trong lời dẫn cuốn sách "Kim Túy Tình Từ", ông Phạm Kim Chi có viết: " Tôi nhơn vì việc quan, có ra ở ba năm tại Hà -Tịnh, là quê quán của ông Nguyễn Du - Đức Hầu. May gặp dịp được làm quen với Tấn sĩ Mai, mượn đặng bổn chánh "Kim -Túy - Tình - Từ"  có chú dẫn điển - tích rõ ràng. Tôi thấy chắc gốc như vậy, nên xin phép ông Nguyễn - Mai dịch lại, in ra cho tài - nhơn tao - khách xem chung, ngõ biết ý nhiệm màu, lời tao nhã và khuôn - linh sắp đặt cho người đời, ít ai tròn qua trời đặng... ông Nguyễn Mai bằng lòng và cho tôi một bài tựa có in ra sau đó" 

Tiếp nhận cuốn Nhà nghiên cứu dân gian, họa sĩ Lê Anh Tuấn ( người tặng cuốn sách cho Bảo tàng Nguyễn Du)

Cho đến nay Truyện Kiều in bằng chữ quốc ngữ, ngoài bản đầu tiên của Trương Vĩnh Ký (in năm 1875), bản của Nguyễn Văn Vĩnh (in năm 1912) tại nhà in Ích Ký (Hà Nội) thì bản in của ông Phạm Kim Chi (in năm 1917) tại saigon có thể được đánh giá là bản thứ ba Truyện Kiều in bằng  bằng chữ quốc ngữ.

Cuốn "Kim -Túy - Tình -Từ" nhân dân ta thường gọi là "Truyện Kiều" được đánh giá là một trong cổ thư  quý hiếm, sẽ được giới thiệu, trưng bày vào bộ sưu tập các bản dịch Truyện Kiều qua các thời kỳ nhân dịp Kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015) tại không gian trưng bày Bảo tàng Nguyễn Du.

Theo Lao động và Xã hội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 338

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 337


Hôm nayHôm nay : 61334

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 139497

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60461454