02:29 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiếp sức gia tăng giá trị ngành nông nghiệp

Thứ tư - 14/09/2016 11:21
Theo Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh, tỉnh đã chuyển giao tiến bộ KHKT phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp đối với các sản phẩm nông nghiệp như: Chăn nuôi vịt thịt theo hướng VietGAP; nuôi ba ba trong ao bể; chuyển đổi cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả cao; thành lập 12 tổ hợp tác sản xuất giống và đã thực hiện 76ha theo đề án Xây dựng mạng lưới nhân giống lúa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020...
Nông dân Tây Ninh thu hoạch nông sản. Ảnh: T.Đ

Về phát triển kinh tế tập thể, 6 tháng đầu năm đã thành lập mới 4 HTX nông nghiệp. Một số chính sách hỗ trợ đã được thực hiện như: Hỗ trợ HTX Giống cây trồng và Dịch vụ nông nghiệp Bàu Đồn huyện Gò Dầu thực hiện, ứng dụng kết quả đề tài "Khảo nghiệm khả năng thích nghi của các giống lúa nếp mới triển vọng có năng suất và chất lượng cao trên địa bàn huyện Gò Dầu"; hỗ trợ mặt bằng cho HTX Rau an toàn Long Mỹ (Hòa Thành), HTX Sản xuất rau sạch Rỗng Tượng (Gò Dầu) mở cửa hàng thực phẩm sạch; hỗ trợ HTX Xoài tứ quý Thạnh Bắc vay 100 triệu đồng từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm thuộc Liên minh HTX Việt Nam.
 

Công tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ bước đầu đã có hiệu quả, điển hình như: Mô hình liên kết thâm canh lúa theo hướng VietGAP, cánh đồng lớn đã liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp uy tín, chất lượng để cung ứng vật tư đầu vào cho nông dân với diện tích 3.458ha/2.846 hộ trên địa bàn 6 huyện có diện tích trồng lúa trọng điểm. Các loại cây trồng, vật nuôi khác (mía, bắp, thuốc lá, chăn nuôi heo, gà...) đều được các doanh nghiệp hợp đồng liên kết cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm.
 

Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi vẫn còn thấp, chưa trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp tỉnh. Ông Nguyễn Thái Sơn – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian tới tỉnh phải tập trung phát triển các giống vật nuôi có lợi thế cạnh tranh, giá trị kinh tế cao trên cơ sở đổi mới tổ chức quản lý, ứng dụng tiến bộ KHKT và công nghệ cao gắn kết 4 nhà theo chuỗi giá trị gia tăng của từng loại sản phẩm của ngành.
 

Theo ông Phạm Vũ Tùng – Bí thư Đảng ủy xã Thạnh Đông (huyện Tân Châu), mặc dù địa phương không có đề án, dự án phát triển sản xuất, nhưng chính quyền đã phối hợp các ngành định hướng, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất.
 

Tính đến nay, Tây Ninh đã có 16/82 xã đạt chuẩn nông thôn mới. 6 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016, gồm: Long Thành Nam, Lộc Hưng, Phước Ninh, Bàu Đồn, Tân Phong, Long Thuận.

 
Nguồn: Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 362


Hôm nayHôm nay : 30129

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 783670

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64769614