23:02 EST Thứ tư, 22/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tìm đột phá cho nông nghiệp

Thứ ba - 03/12/2013 02:51
Làm thế nào để người nông dân không bỏ ruộng; để sản xuất nông nghiệp nông thôn không còn manh mún mà thành một chuỗi quy hoạch? Muốn đột phá nông nghiệp phải bắt đầu tư đâu và như thế nào?

 

Những vấn đề nóng được mổ xẻ tại Tọa đàm “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” ngày 22/11, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức với sự tham dự của gần 40 chuyên gia, nhà khoa học.

 

Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (giữa) phát biểu tại buổi tọa đàm
Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (giữa) phát biểu tại buổi tọa đàm.

 

Chủ trì tọa đàm, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã đề nghị các đại biểu đi thẳng vào vấn đề và tập trung làm rõ, như: các cơ chế chính sách phát triển phù hợp đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, tái cơ cấu không gian cho nông nghiệp, chuỗi ngành hàng nông sản, đối tượng tham gia nông nghiệp, mô hình sản xuất kinh doanh; các vấn đề về chính sách tái cơ cấu về đất đai, giải pháp đẩy nhanh tích tụ ruộng đất…

Theo các nhà khoa học, chuyên gia, bức tranh kinh tế nông thôn hiện nay của nước ta vẫn dựa chủ yếu vào nông nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nhiều nguồn lực ngày càng suy giảm; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp có xu hướng chậm lại; thu nhập và đời sống của bộ phận lớn dân cư nông thôn còn thấp, ngày càng tụt hậu so với thành phố, lao động nông thôn ít được đào tạo, thiếu việc làm, nhưng lại xuất hiện tình trạng bỏ ruộng; cơ cấu kinh tế nông thôn ở nhiều nơi chậm chuyển biến, còn nhiều khó khăn, nhất là các vùng miền núi, nhiều vấn đề bức xúc chậm được giải quyết, khó đạt được các mục tiêu xây dựng nông thôn mới tới năm 2015, 2020 nếu không có sự hỗ trợ mạnh về nguồn lực và đổi mới cơ chế, chính sách.

 

Theo ông Vương Đình Huệ các ý kiến, đề xuất tại Tọa đàm sẽ được Ban Kinh tế Trung ương tiếp thu, thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đồng thời phục vụ việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao, quy hoạch tự phát. Những thách thức do biến đổi khí hậu diễn biến hết sức phức tạp, đang tác động tiêu cực nhanh hơn so với dự báo đối với nước ta, nhất là nông nghiệp, nông thôn.

 

Về vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh:”Chúng ta cần định vị rõ vị trí của nông nghiệp, xác định lĩnh vực nào là động lực phát triển kinh tế, động lực giúp tăng trưởng cho lĩnh vực nông thôn của chúng ta sắp tới là cái gì? Phó Thủ tướng cũng gợi ý: chúng ta có thể chọn phát triển công nghiệp dựa vào nông nghiệp hay không, bởi một số nước như Ôxtrâylia, Hà Lan, Thái Lan… đang đi theo hướng này và rất thành công, thực tế đổi mới ở nước ta thời kỳ đầu dựa vào nông nghiệp đã thành công, phát triển tốt.”

Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ nêu ý kiến: Chúng ta cần thay đổi tư duy, phương pháp thì mới có đột phá trong nông nghiệp được. Đại diện ngành chăn nuôi, PGS.TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam đưa ra nhiều giải pháp phát triển, trong đó ngành chăn nuôi cần kết nối tối ưu chuỗi giá trị khép kín từ khâu giống - sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp - chăm sóc nuôi dưỡng - giết mổ, chế biến thực phẩm - cung cấp ra thị trường - đảm bảo an toàn thực phẩm và gia tăng giá trị sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, như vậy mới tăng thêm khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam lên được.

Để giải quyết những thách thức trong khu vực nông nghiệp, TS. Đặng Kim Sơn Viện trưởng Viện chính sách và phát triển nông nghiệp đề xuất giải pháp: “Cần tập trung đẩy mạnh triển khai tái cơ cấu ngành; tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức khoa học công nghệ nông nghiệp theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm; huy động sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế vào hoạt động khoa học công nghệ nông nghiệp.

Đồng tình với các ý kiến này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nhấn mạnh, cần phải có tư duy tỉ đô, tư duy chuỗi giá trị để phát triển nông nghiệp; xây dựng chính sách cho nông nghiệp không chỉ hỗ trợ đầu ra mà hỗ trợ ngay từ đầu vào, phải phát triển mô hình kiểu mới, hợp tác xã kiểu mới, trong đó hỗ trợ từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ thì sản phẩm nông nghiệp mới phát triển được.

Nguyễn Thanh Liêm – Việt Dũng
Nguồn tienphong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195


Hôm nayHôm nay : 59711

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1214900

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74261871