16:51 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tìm hướng cho nông dân làm du lịch

Thứ hai - 01/10/2018 22:48
ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước nhưng giá trị gia tăng trong chuỗi liên kết du lịch và nông nghiệp chưa tương xứng với thế mạnh

Ngày 1-10, tại TP Long Xuyên, Tổng cục Du lịch phối hợp Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương và UBND tỉnh An Giang tổ chức hội thảo "Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp khu vực ĐBSCL".

Cần sản phẩm đặc trưng

Ông Phan Đình Huê - đại diện Công ty Dịch vụ Du lịch Vòng Tròn Việt, chuyên gia tư vấn phát triển du lịch ĐBSCL - cho biết hiện khách nước ngoài đến ĐBSCL chủ yếu đi coi nhà vườn, ruộng lúa và lưu trú trong nhà dân (homestay) ở các tỉnh. Lượng khách này đến ĐBSCL đều đặn hằng năm và đang là một trong những nguồn khách chính của tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và TP Cần Thơ. Do đó, nếu có các sản phẩm mới, được tổ chức chặt chẽ và hợp với tâm lý của nhóm khách hàng này thì chắc chắn sẽ thu hút được thêm khách và kéo dài thời gian lưu trú của họ.

Đối với khách nội địa, chủ yếu đến từ TP HCM và các tỉnh miền Đông, có thu nhập cao, khả năng chi trả đa dạng. Họ mua ôtô ngày càng nhiều, cùng với việc các trục đường giao thông chính đến ĐBSCL ngày càng mở rộng thì đây thật sự là nhóm khách hàng tiềm năng.

Tìm hướng cho nông dân làm du lịch - Ảnh 1.

Khám phá văn hóa miệt vườn là thế mạnh của du lịch ĐBSCL Ảnh: KHÁNH VÂN

Tuy nhiên, theo ông Huê, lâu nay, ĐBSCL chỉ xây dựng được một số sản phẩm du lịch nông nghiệp đơn giản, dễ bị sao chép. Để loại hình du lịch này trở thành trọng điểm phải có chiến lược về phát triển sản phẩm cụ thể và có sự khác biệt.

Ông Nguyễn Trọng Minh đến từ Công ty Viet Mekong cho rằng vùng Đồng Tháp Mười gắn liền với hệ sinh thái ngập nước đầu nguồn Mekong chảy vào Việt Nam. Nơi đây gắn liền với các hoạt động khẩn hoang, mở cõi của người Việt. Do đó, sản phẩm du lịch nông nghiệp được tạo ra cần dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Để tạo điều kiện cho mô hình này phát triển, ông Minh đề nghị cơ quan chức năng cần tạo điều kiện về quỹ đất, nguồn vốn vay, đào tạo nhân lực... cũng như có những quy định bảo vệ tác quyền các sản phẩm du lịch nông nghiệp. "Nếu không làm vậy sẽ bị lạc hậu, đánh mất nhiều cơ hội cho du lịch nông nghiệp Việt Nam" - ông Minh khẳng định.

Nông dân cần mạnh dạn hơn

Ông Phạm Thế Triều, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, nhìn nhận An Giang là một trong những tỉnh đầu tiên triển khai loại hình du lịch nông nghiệp một cách có đầu tư từ năm 2007. Tỉnh này được Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agriterra) hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp và đã đạt được kết quả khá. Theo đó, có 600 nông dân được đào tạo các kỹ năng du lịch, gần 100 hộ dân được đầu tư cơ sở vật chất, từ đó giúp cho các hộ dân tăng thu nhập từ 5-12 triệu đồng/tháng.

"Ưu tiên phát triển du lịch nông nghiệp chính là con đường đưa cơ cấu kinh tế của ĐBSCL chuyển dần sang dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ phát triển của vùng" - ông Triều nhấn mạnh.

Ông Triều cho biết đã kiến nghị các bộ, ngành trung ương có chính sách phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc thù cho vùng ĐBSCL. Cụ thể là tranh thủ các nguồn tài trợ, hỗ trợ về chuyên môn, có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực... "ĐBSCL phải xác định du lịch nông nghiệp là trọng tâm, sau đó liên kết với các địa phương khác, liên kết với các nước trong vùng thiết kế tour khám phá nền nông nghiệp Mekong. Người dân thì nên mạnh dạn triển khai mô hình nông nghiệp xanh phục vụ du lịch" - ông Triều hiến kế. 

Tăng thu nhập cho nông dân

Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng kiêm Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương, nhìn nhận trong tổng thu nhập của người dân nông thôn hiện nay chỉ có 27% từ sản xuất nông nghiệp, còn lại là từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ. Do đó, để nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân nông thôn thì du lịch ĐBSCL phải có hướng đi mới để phát huy lợi thế, giá trị khác biệt như trang trại đồng quê, miệt vườn, trải nghiệm làm nông, sinh thái… "Những hoạt động như trồng lúa, bắt cá, ở nhà dân, đi cày bừa, cưỡi xe bò, xe trâu rất hấp dẫn khách du lịch nước ngoài" - ông Tiến thông tin.


Tác giả bài viết: THỐT NỐT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177


Hôm nayHôm nay : 111453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 829392

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73876363