18:34 EDT Thứ hai, 22/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tìm hướng đột phá phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thứ sáu - 22/12/2017 02:07
Công nghệ cao (CNC) trong sản xuất nông nghiệp như một chìa khóa vàng để nâng cao giá trị, sản lượng trên một đơn vị diện tích. Dù rất tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp nhưng thiếu ứng dụng CNC dẫn đến vùng miền Tây xứ Nghệ vẫn chưa khai phá hết.

Tiên phong trong việc ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp là chuỗi sản xuất khép kín của Tập đoàn TH ở Nghĩa Đàn. Các sản phẩm nông nghiệp như rau, củ, quả, hoa, dược liệu…, đặc biệt là sữa tươi (TH True Milk) đã được sản xuất theo chuỗi từ làm đất, trồng, thu hoạch, chế biến, phân phối sản phẩm. Trong lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thực phẩm, TH đang là đơn vị hàng đầu trong việc ứng dụng CNC.

Doanh nghiệp chưa mặn mà

Nafoods Group cũng là cái tên được nhắc đến khi nói đến ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp ở miền Tây. Hiện, Nafoods Group đang đầu tư mạnh mẽ về khoa học, CNC vào nông nghiệp để tạo nên chuỗi giá trị khép kín từ giống, vùng cây trồng đến sản xuất chế biến, xuất khẩu tiêu dùng với sản phẩm chanh leo ở Quế Phong. 

Ông Phạm Duy Thái – Phó Giám đốc công ty Cổ phần Nafoods Group khẳng định: Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại góp phần giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng cây giống, chủ động số lượng cây giống cung cấp cho vùng nguyên liệu. Đây là bước đột phá trong lĩnh vực sản xuất giống chanh leo vì sẽ tự túc được giống có chất lượng để cung cấp cho toàn vùng nguyên liệu tại Việt Nam thay vì nhập giống từ nước ngoài.

Ngoài 2 đơn vị này, một số doanh nghiệp (DN) cũng đã ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp ở miền Tây nhưng còn ở một số khâu, một số công đoạn nhỏ lẻ… 

Thực tế cho thấy, phát triển nông nghiệp có ứng dụng công nghệ, kỹ thuật; nhất là CNC đã đem lại hiệu quả lớn là nâng cao giá trị sản xuất, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, nâng cao đời sống người dân, tạo ra bộ mặt, diện mạo mới cho vùng miền Tây. Nhưng vì sao DN vẫn chưa mặn mà, thiếu “lửa” khi đầu tư vào vùng đất tiềm năng này? 

Ông Trương Văn Hiền – Giám đốc công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An từng “than” rằng rất khó đầu tư. Việc tìm quỹ đất rộng hàng chục ha để xây dựng nhà máy và khu sản xuất là hiếm. Chưa kể DN còn gặp trở ngại khó giải phóng mặt bằng. 

Ông Hiền dẫn chứng: Cách đây mấy năm, tôi định đầu tư khu vực sản xuất, chế biến nông sản ở Tương Dương với quy mô hàng chục ha. DN đã làm thủ tục họp dân thỏa thuận GPMB; khảo sát, lập quy hoạch… với chi phí gần 1 tỷ đồng. Mọi việc gần xong thì dân không đồng ý vì cho rằng giá đền bù thấp. Chỉ sau mấy hôm, vùng đất chúng tôi quy hoạch, khảo sát đã được các hộ dân… trồng cây.

Ông Nguyễn Văn Lập – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An phân tích: Nhìn một cách tổng thể bức tranh CNC trong nông nghiệp ở miền Tây đều đã có trên nhiều sản phẩm như sữa, chè, chanh leo, mía, cam, bò thịt…, trên nhiều công đoạn như chế biến, chăm sóc… Tuy nhiên tính đồng bộ theo chuỗi, theo quy mô, số lượng còn hạn hẹp, không có lớn, không có sản phẩm chủ lực nên tính cạnh tranh thấp.

Ông Lập lý giải về nguyên nhân dẫn đến nhiều DN chưa mạnh dạn đầu tư vào vùng miền Tây xứ Nghệ: đất đai rộng và đã giao cho dân nên DN muốn lấy nhưng khó thu gom. Đây là vùng xa trung tâm, nếu làm ra sản phẩm cũng khó tiêu thụ, trong khi đã đầu tư CNC thì phải bán giá cao; chưa kể đầu tư cho phát triển nông nghiệp gặp nhiều rủi ro. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích các DN ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng. 

Kiểm tra vườn ươm chanh leo giống ứng dụng công nghệ cao

Thay đổi tư duy

Thực tế trong thời gian qua, chủ trương, giải pháp để ứng dụng CNC vào nông nghiệp đã được các ngành, cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện. Hiện, tỉnh Nghệ An đã tham mưu và trình Chính phủ cho phép thành lập khu nông nghiệp CNC ở Nghĩa Đàn, đã lập quy hoạch các vùng ứng dụng CNC trên các loại sản phẩm chủ lực: chè, mía, chanh leo… Sở KH&CN cũng đã có chính sách hỗ trợ vấn đề ứng dụng CNC vào nông nghiệp…

Nhưng, chỉ bấy nhiêu là chưa đủ sức hút để DN mặn mà hơn với việc đầu tư, ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp. Về hướng khai thác tối đa tiềm năng vùng miền Tây xứ Nghệ bằng việc ứng dụng mạnh mẽ CNC vào sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Lập – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT chia sẽ: “Sắp tới, chúng tôi sẽ đề nghị UBND tỉnh để tỉnh tham mưu Chính phủ thành lập khu nông nghiệp CNC cấp vùng trên từng địa bàn để làm trung tâm cho những hạt nhân sản xuất nông nghiệp xung quanh, như ở Nghĩa Đàn.

Tiếp tục rà soát đất đai, thực trạng từng vùng để ứng dụng CNC cho từng sản phẩm hợp lý hơn. Chúng ta có nhiều vùng sinh thái, nhiều loại sản phẩm, vì vậy sẽ lựa chọn lại để có tác động trước vào những sản phẩm có tiềm năng, hiệu quả cao rồi hình thành theo chuỗi như của Tập đoàn TH. Chẳng hạn với các cây chủ lực của tỉnh như chè, mía, cam, lạc… chọn lựa để tác động CNC vào nhằm tăng hiệu quả trước để kích thích”.

Thanh Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 218


Hôm nayHôm nay : 52432

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1029623

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65015567