00:21 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tìm thị trường cho rau sạch

Thứ sáu - 28/03/2014 00:03
Rau sạch là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người nội trợ hiện nay. Thực tế, từ nhiều năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã định hướng một số vùng sản xuất rau theo hướng VietGAP để tăng diện tích rau an toàn. Tuy nhiên, tới nay, các mặt hàng rau được trồng theo hướng này vẫn loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường.
Nông dân không thích trồng rau sạch


Theo Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, tổng diện tích trồng rau cả nước là 823,7 nghìn ha, cho tổng sản lượng 14 triệu tấn/năm. Khoảng 85% sản lượng rau được tiêu thụ trong nước, 15% xuất khẩu. Tuy nhiên, diện tích trồng rau sạch được chứng nhận VietGAP chỉ đạt 14.500 ha. Số mẫu rau trên thị trường bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn mức cho phép chiếm 5 - 7% sản lượng.

 

Mô hình trồng dưa chuột bao tử theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Gia Cát, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN


Thực tế, nhu cầu về rau an toàn rất lớn nhưng việc mở rộng diện tích trồng thì còn gặp nhiều khó khăn. Theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội), mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP chưa thu hút được người nông dân. Nguyên nhân là sản xuất theo hướng này đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật khắt khe: đảm bảo nguồn gốc, ghi nhật ký đồng ruộng từ khâu cấy giống, chăm sóc đến thu hoạch.Trong khi đó, giá bán lại không cao hơn rau khác trên thị trường.


"Để trồng rau theo hướng VietGAP, người nông dân phải đầu tư thêm nhiều công sức và chi phí cũng cao hơn 10 - 15% so với trồng rau theo phương pháp thông thường, tuy nhiên giá bán lại không cao hơn", ông Nguyễn Văn Minh khẳng định.


Tương tự, ông Đặng Bá Thắng, Chủ nhiệm HTX Đại Lan (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, do người nông dân không “mặn mà” với rau sạch nên sau gần 4 năm, diện tích trồng rau theo hướng VietGAP chỉ đạt khoảng 20 ha, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với diện tích trồng rau thông thường. Thậm chí, nhiều hộ dân đã bỏ trồng rau an toàn để quay lại trồng rau theo cách bình thường. Việc tìm đầu ra cho sản phẩm rau sạch vẫn rất khó khăn. Nông dân chủ yếu tiêu thụ sản phẩm qua các kênh truyền thống như chợ đầu mối, cửa hàng...


Liên kết để nhận diện rau sạch


Nhu cầu sử dụng rau an toàn của người dân là rất lớn, nhưng rất khó để phân biệt được giữa rau an toàn, đã được kiểm định chất lượng với rau thường. Bên cạnh đó, do chồng chéo trong quản lý nên thị trường rau tại Hà Nội và một số thành phố lớn thường xảy ra tình trạng không kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng rau.

Sản xuất rau theo quy trình VietGAP phải đáp ứng 4 tiêu chí:

+ Tiêu chí về kỹ thuật sản xuất đúng tiêu chuẩn.

 + Tiêu chí về an toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.

+ Tiêu chí về môi trường làm việc phù hợp với sức lao động của người nông dân. + Tiêu chí về nguồn gốc sản phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)


Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, nhiều mô hình sản xuất rau sạch thất bại do sản phẩm bán ra không được người tiêu dùng nhận diện, việc tổ chức mạng lưới phân phối chưa rộng khắp.


“Cần có cách thức để nhận biết, phân biệt rau an toàn với các loại rau khác để xây dựng niềm tin với người tiêu dùng. Nhiều quốc gia đã xây dựng một hệ thống quy chuẩn để công nhận chương trình rau an toàn và phổ biến chương trình chứng nhận này tới người tiêu dùng. Đây là cách làm cần thiết để giúp người tiêu dùng tăng cường nhận biết về sản phẩm an toàn”, bà Thu nhận định. Việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng đây là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm rau, bảo vệ môi trường… để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, trên cơ sở đó tăng giá trị gia tăng, hiệu quả sản xuất trồng trọt.


Để phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, theo bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Trưởng phòng Giao dịch (sàn giao dịch rau quả & thực phẩm an toàn Hà Nội), bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất cần phải chú trọng nhiều hơn đến giải quyết thị trường đầu ra cho rau sạch thông qua tổ chức mạng lưới tiêu thụ. Cần phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để tạo lập được một thị trường tiêu thụ rau quả VietGAP.


“Muốn tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau theo quy trình VietGAP hiệu quả phải có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - doanh nghiệp”, ThS Nguyễn Thị Tân Lộc, Viện Nghiên cứu rau quả đề xuất.

Bao tintuc.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 531


Hôm nayHôm nay : 26859

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 587129

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70814444