20:30 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tin NN Tây Nguyên: Đắk Mil vào vụ hoa Tết 2020

Thứ năm - 02/01/2020 02:26
Nhiều diện tích cây trồng ngắn ngày ở huyện Ðắk Mil (Đắk Nông) đã được người dân chuyển sang trồng hoa Tết Nguyên đán 2020.

Với trên 3.000m2 đất sản xuất rau, chị Trần Thị Thanh Vân, tổ 5, thị trấn Ðắk Mil, đã chia thành từng khu vực để trồng hoa. Vụ hoa tết năm nay, chị Vân đã trồng hơn 1 tạ hạt giống hoa lay ơn, 10.000 cây cúc cành, và hơn 800 chậu cúc cảnh
 

nuoc-33.jpg

 Đóng gói nông sản xuất khẩu sang Nhật Bản Ảnh D. Quỳnh

Mỗi loại hoa được chị tính kỹ thời gian sinh trưởng, phát triển và áp dụng kỹ thuật chăm sóc bài bản, để bảo đảm cây đẹp, hoa nở đúng Tết.

Chị Vân cho biết, chị đã có thâm niên trồng hoa, nên có nhiều kinh nghiệm. Tùy vào thời tiết, để có quy trình sản xuất phù hợp, nhưng thời điểm xuống giống các loại hoa hàng năm, ít có sự thay đổi.

Theo đó, hoa lay ơn, đã xuống giống 1 tháng rưỡi. Hoa cúc, đầu tháng 9 âm lịch bắt đầu xuống giống, chăm sóc khoảng 90 ngày là thu hoạch, nên tính được thời gian bung nở vào dịp Tết.

Ðắk Mil năm nay thời tiết thuận lợi, nhờ có kinh nghiệm chăm sóc, nên các vườn hoa của chị Vân phát triển tốt. Theo chị Vân, nếu thuận lợi thì năm nay mỗi sào hoa thu nhập khoảng 90 triệu đồng.

Tương tự, anh Trần Ðức Chung, tổ 5, thị trấn Ðắk Mil, cũng trồng hoa Tết trên 10.000m2 đất sản xuất nông nghiệp. Với 3 tạ giống hoa lay ơn, và 10.000 cây cúc lấy cành, được anh trồng theo luống, còn 1.000 chậu hoa cúc, được cho vào chậu từ khi xuống giống.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trồng hoa, anh Chung nắm rõ  điều kiện ảnh hưởng tới hoa. Anh chia sẻ: "Người trồng hoa như "chăm con mọn", suốt ngày sống với hoa, để phát hiện sâu bệnh, kịp thời xử lý. Trồng hoa tốn rất nhiều công sức, và  nhiều công đoạn chăm sóc khác nhau".

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ðắk Mil, hiện, có khoảng 5 ha đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, được người dân tận dụng để trồng hoa dịp Tết.

Những người trồng hoa, cung cấp 1 lượng lớn hoa vào dịp Tết. Hoa trồng ở Ðắk Mil chất lượng cao, hoa đẹp, nhiều chủng loại, đủ sức cạnh tranh với hoa từ các nơi khác nhập về.

Việc phát triển hoa Tết, tạo điều kiện cho người dân có nhiều sự lựa chọn hơn, trong việc mua sắm hoa về chưng Tết. Về phía người dân, cũng có thêm nguồn thu nhập, từ sản xuất hoa Tết.

Tìm hướng xuất khẩu hàng hoá thương hiệu Lâm Đồng

Xuất khẩu là hướng đi quan trọng, thu được ngoại tệ lớn. Lâm Đồng với nhiều yếu tố thuận lợi, đã và đang tìm hướng đưa hàng hóa thương hiệu Lâm Đồng ra thị trường quốc tế.cnc-66.jpg

cnc-66.jpg

Đóng gói nông sản xuất khẩu sang Nhật Bản Ảnh D. Quỳnh.

Theo thống kê từ Sở Công thương  Lâm Đồng, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt 661 triệu USD. Năm 2019, dự ước hết năm đạt 720 triệu USD. Tăng theo từng năm, chứng tỏ hàng hóa Lâm Đồng ngày càng được thị trường thế giới chấp nhận.

Thị trường xuất khẩu Lâm Đồng đã đạt con số 26 nước, vùng lãnh thổ. Trong đó, nhóm hàng nông sản chủ yếu xuất sang Nhật Bản, Đài Loan, các nước thuộc Liên minh châu Âu.

Nhóm hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, chủ yếu là Alumin, xuất sang Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, UAE…

Nhóm hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Ấn Độ.

Trong nhóm hàng xuất khẩu, nông sản là thế mạnh của Lâm Đồng. Năm 2019, Lâm Đồng xuất khẩu 208 triệu USD cà phê nhân, 31 triệu USD chè chế biến, rau quả các loại thu 42 triệu USD.

Riêng mặt hàng hoa các loại như giống, hoa cắt cành, lá cắt cành, Lâm Đồng là địa phương đứng đầu Việt Nam, với gần 56 triệu USD, thu từ xuất khẩu hoa sang các thị trường nước ngoài. 

Xuất khẩu nông sản Lâm Đồng, dựa trên thế mạnh sẵn có của địa phương, với vùng nguyên liệu rộng lớn, đã hình thành những vùng chuyên canh, canh tác theo công nghệ cao, cho năng suất, chất lượng tốt hơn các vùng nông nghiệp khác.

Thương hiệu nông sản Lâm Đồng nói chung, Đà Lạt nói riêng, cũng tạo dấu ấn tốt. Bà Jung Ah Cho, Phó Thị trưởng thành phố Guri, Hàn quốc cho biết, thương hiệu Đà Lạt được người Hàn Quốc rất thích, và nông sản mang thương hiệu Đà Lạt, được người tiêu dùng tin tưởng. 

Tuy nhiên, không thể không nhận thấy, xuất khẩu Lâm Đồng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Đó là việc sản xuất hàng hóa, nông sản vẫn chủ yếu ở quy mô hộ, khó đảm bảo chất lượng đồng đều, và sản lượng lớn.

Do điều kiện khoảng cách, chi phí logistic của Lâm Đồng lớn, dẫn đến giá thành cao. Các doanh nghiệp của tỉnh quy mô nhỏ, chưa đủ khả năng xuất khẩu, với thương hiệu riêng, hầu hết đều xuất khẩu qua các nhà phân phối trung gian.

Và theo đánh giá, tình trạng bão hòa về sản phẩm, và giá nông sản đã đạt đỉnh, khả năng tăng trưởng xuất khẩu nhờ giá, không còn nhiều, sản phẩm muốn đạt giá trị cao, cần cạnh tranh dựa trên yếu tố gia tăng công nghệ.

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ, xuất khẩu hàng hóa là hoạt động của doanh nghiệp, nhưng chính quyền luôn hỗ trợ hết sức.

Với Lâm Đồng, định hướng xuất khẩu 6 mặt hàng nông sản có lợi thế như cà phê, chè, tơ tằm, rau, quả, hoa và hạt điều. Đây là những mặt hàng Lâm Đồng chủ động được nguồn nguyên liệu, đồng thời, đã có thị trường truyền thống. 

Đề án phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Lâm Đồng, đối với từng khu vực thị trường, đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xác định, muốn tăng kim ngạch xuất khẩu, cần phối hợp đồng bộ tất cả các mặt của nền kinh tế.

Cần hỗ trợ nông dân tiếp cận giống, khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng nông sản. Cải cách hành chính, đồng hành với doanh nghiệp, hỗ trợ họ về thông tin, xúc tiến thị trường, kết nối giao thương.

Trong nhiều năm gần đây, Lâm Đồng làm khá tốt hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, với việc phối hợp với các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, cũng như các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán nước ngoài ở Việt Nam, tìm đường đi cho hàng hóa.

Ví như tìm thị trường chè ở Nga, Uzebekistan, Pakistan, tìm đường cho lụa ở Ấn Độ, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc. Hoạt động xây dựng thương hiệu được tiến hành tích cực nhằm định hình được nhu cầu hàng hóa trong lòng người tiêu dùng.

Lâm Đồng không mở rộng xuất khẩu hàng hóa, theo hướng mở rộng quy mô sản phẩm, mà định hướng xuất khẩu sản phẩm hữu cơ, thân thiện môi trường, chú trọng tiếp cận thị trường thương mại điện tử.

Định hướng đúng sẽ giúp nông sản Lâm Đồng ổn định trên thị trường, đồng thời gia tăng giá trị xuất khẩu trong tương lai.

Đắk Nông: Chắt chiu tài nguyên nước

Thủy điện từ lâu được các quốc gia xem là nguồn năng lượng rẻ, thân thiện môi trường, hơn một số năng lượng như điện than, điện nguyên tử.

nc-399.jpg

Tháp Dray Sap, thắng cảnh đẹp, trên sông Krông Nô - Đắk Nông. Ảnh: Phước Lê

Đối với các nước đông Nam Á, sông suối dày đặc, trữ lượng nước khá lớn, độ dốc lý tưởng, thì thủy điện gần như lợi thế, nhất là lưu vực thượng nguồn sông Mê Công.

Vì thế, Mê Công đang nhận được sự quan tâm lớn về tính bền vững, bởi việc khai thác lợi ích của dòng chảy một cách quá sức, cộng với biến đổi khí hậu, dân số các nước lưu vực tăng nhanh...

Việt Nam là nước nằm ở hạ nguồn, nên những tác động đó diễn ra rõ nét. Việc chắt chiu nguồn nước, sử dụng phù hợp, hài hòa, khai thác tốt nguồn năng lượng tái tạo khác, phục vụ  mục tiêu phát triển, là điều đang được quan tâm. 

Một số chuyên gia cho rằng, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, nắng lắm, độ ẩm cao. Lượng mưa trung bình nhiều năm trên toàn quốc khoảng 1940 mm/năm. Và có hơn 2.360 con sông có chiều dài hơn 10km.

Về lý thuyết, Việt Nam là quốc gia “giàu” về nước. Nhưng thực tế, nguồn nước chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài, và phân bổ không đều.

Nếu tính bình quân đầu người,  Việt Nam là quốc gia nghèo về nước. Tính theo không gian, tổng diện tích lưu vực các con sông khoảng 1.167.000 km2.

Trong đó, lưu vực ngoài nước chiếm 72%. Lưu vực trong nước chỉ 28%, chủ yếu ở sông Mê Công (57%), sông Hồng – Thái Bình, (16,5%), sông Đồng Nai 4,2%, các sông lớn còn lại từ 0,1- 2,9% mỗi sông.

Theo số liệu năm 2009, tổng lượng nước mặt của Việt Nam khoảng 830 – 840 tỷ m3/năm. Trong đó, có tới 62,6% là nước từ ngoài lãnh thổ (tương đương 520 – 525 tỷ m3/năm).

Riêng sông Mê Công có  90% nguồn nước từ ngoài lãnh thổ. Xét trên từng lưu vực sông, theo tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam chỉ có 4 con sông, có đủ nước: Mê Công; Sê San; Vu Gia – Thu Bồn và sông Gianh.

Từ con số trên, những năm qua, Việt Nam đã khai thác khá tốt, tiềm năng nguồn nước cho mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, khi các quốc gia trong lưu vực thượng nguồn các dòng sông lớn, cũng đang ra sức khai thác nguồn tài nguyên này, thì việc tận dụng, chắt chiu nguồn nước, trong đó, đặc biệt chú ý đến yếu tố đa mục tiêu, là cần thiết hơn bao giờ hết.

Trong chuyến thăm Đắk Nông, tháng 2/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, rà soát các dự án thủy điện trên dòng Sêrêpốk, báo cáo Chính phủ.

Đối với những dự án đã cấp phép, nhưng không đáp ứng yếu tố tổng hợp, đa mục tiêu, không bền vững, cần đề xuất Chính phủ, thu hồi giấy phép, hoặc đưa ra khỏi quy hoạch, tránh xây dựng thủy điện tràn làn.

Ngoài ra, Thủ tướng đã chỉ đạo, không phải phát triển bằng mọi giá, mà phải trên cơ sở cân bằng lợi ích, đảm bảo tính bền vững.

Ngoài việc cân nhắc trước khi xây dựng thủy điện, Việt Nam cũng đã, và đang đặc biệt quan tâm những nguồn năng lượng như điện gió, điện mặt trời, chia sẻ gánh nặng năng lượng cho các dòng sông, suối. 

Riêng Đắk Nông, ngoài thủy điện nhỏ, tỉnh khuyến khích người dân, lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái.

Đồng thời, thu hút 2 dự án điện năng lượng mặt trời, vào đầu tư nhà máy điện tại huyện Cư Jút (Đắk Nông), và đưa vào danh mục thu hút đầu tư, dự án điện gió tại huyện Đắk Song.

Là thành viên Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam, Đắk Nông đã đề xuất giải pháp, khai thác nguồn nước một cách hiệu quả. Đồng thời, tăng cường  quản lý, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, để gia tăng lượng nước mặt, nước ngầm, đảm bảo an ninh nguồn nước.

 An Như (Tổng hợp)/ Kinh tế nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 588

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 587


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 577958

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70805273