04:19 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tin NN Tây Nguyên: Người trồng dưa hấu Đắk Lắk lao đao

Thứ năm - 13/02/2020 20:03
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, dưa hấu không xuất khẩu được, người trồng dưa hấu trên địa bàn Đắk Lắk gặp khó khăn về giá cả và tiêu thụ.

Trước tình trạng đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung tay “giải cứu” dưa hấu để giúp nông dân thoát khỏi vụ mùa trắng tay.

d-3331.jpg

 Người dân mua dưa hấu tại siêu thị Vinmart Buôn Ma Thuột 

Ông Lê Y (xã Ea Bông, huyện Krông Ana) trồng 5 sào dưa hấu, ước đạt 30 tấn, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Song, do ảnh hưởng của dịch bệnh nCoV, nên dưa hấu không thể tiêu thụ được, khiến ông đứng ngồi không yên.

Theo ông Y, mọi năm vào thời điểm này, thương lái đã đến tận vườn bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 5 - 7.000 đồng/kg, nhưng nay, dưa rớt giá chỉ còn 1.000 - 1.500 đồng/kg, và chỉ bán được tại huyện. Nếu may mắn bán được hết dưa, mới thu về được nửa số vốn.

Không riêng ông Y, đây là tình trạng chung của người trồng dưa Đắk Lắk. Đặc biệt, tại một số xã như: Ya Tờ Mốt, Cư M’lan (huyện Ea Súp), giá bán chỉ còn 500 - 700 đồng/kg.

Dưa hấu được chất đầy, từ nhà ra ngõ, nhưng không ai mua, dẫn đến hư hỏng. Do đó, nhiều nông dân chấp nhận bỏ cả ruộng dưa, thay vì thu hoạch.

Thấu hiểu khó khăn của người trồng dưa, nhiều tổ chức, cá nhân đã tham gia “giải cứu” giúp dân.  

Chị Nguyễn Thị Xuân Hương, Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Hương Cao Nguyên (TP. Buôn Ma Thuột), nhận thấy dưa hấu không xuất được qua Trung Quốc, do dịch bệnh, rớt giá thê thảm, đã liên hệ với Hội Nông dân các huyện Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Cư Kuin… để nắm bắt tình hình, và thu mua dưa hấu tận vườn cho người dân, với giá cao hơn thương lái.

Đồng thời, kết nối với các cửa hàng thực phẩm, siêu thị tại TP. Buôn Ma Thuột để tiêu thụ sản phẩm.

Chỉ tính từ ngày 7- 9/2, chị đã cung cấp cho Vinmart Buôn Ma Thuột, siêu thị Thành Phát 1, Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột, và phân phối đi các tỉnh thành khoảng 100 tấn.

Hiện, chị đã kết nối với Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Vincommerce, thuộc Tập đoàn Vingroup, nhận mua khoảng 40 tấn dưa hấu/ngày. Dự kiến, mỗi tuần, chị hỗ trợ tiêu thụ được khoảng 300 tấn dưa hấu cho người dân.

Anh Võ Thành Trung, quản lý Siêu thị Vinmart Buôn Ma Thuột, cho biết: “Việc hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản, là cách để doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, giúp bà con vượt khó về đầu ra sản phẩm.

Bắt đầu từ ngày 7-2, siêu thị bán dưa hấu với giá 3.500 đồng/kg, ước sức tiêu thụ khoảng 2 tấn/ngày. Chương trình sẽ kéo dài liên tục, đến khi đầu ra dưa hấu dần ổn định”.

Tại Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột, dưa hấu được Ban quản lý bày bán gần cổng ra vào, để khách tham quan dễ dàng nhìn thấy. Với khẩu hiệu "Giải cứu dưa hấu", người mua được tự ý lựa chọn, và đem đi số lượng mình muốn, không cần cân ký, còn tiền thì tùy tâm mỗi người.

Được biết, toàn bộ số tiền bán dưa, sẽ được trả lại cho người trồng dưa. Cách làm này đã tạo được hiệu ứng sâu rộng, khi ngày càng có nhiều người, không chỉ tìm đến để mua dưa hấu ủng hộ, mà còn sẵn sàng tham gia hỗ trợ, vận chuyển và bày bán.

Mong muốn chung sức với người dân tiêu thụ dưa hấu, chị Nguyễn Thị Ái Ngân (thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar) đã cùng nhóm từ thiện Cư M’gar, và nhóm thiện nguyện Hoa Sen 47, liên hệ với các chủ vườn Gia Lai để thu mua giúp bà con.

Chị còn vận động các mạnh thường quân, hỗ trợ phương tiện, để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Ngoài ra, nhóm của chị đã thành lập các điểm bán dưa tại thị trấn Quảng Phú, thị trấn Ea Pốk.

Toàn bộ tiền lãi thu được, chị sẽ mua khẩu trang y tế, phát miễn phí cho người nghèo, và sử dụng các hoạt động thiện nguyện.

Với tinh thần tương thân tương ái, phong trào "giải cứu dưa hấu" đã nhanh chóng được người tiêu dùng quan tâm, ủng hộ nhiệt tình.

Em Nguyễn Hồ Yến Nhi (học sinh lớp 9, Trường THPT Victory) chia sẻ: “Qua mạng xã hội, em thấy nhiều người kêu gọi tham gia mua dưa hấu với giá 3.000 - 5.000 đồng/kg, giúp nông dân, nên em đã cùng mẹ đến siêu thị mua dưa, mong góp một phần nhỏ cùng bà con tháo gỡ khó khăn”.

Lâm Đồng: Khắc phục thiệt hại do sương muối trên cà phê

Đợt rét đậm rét hại vừa qua đã khiến nhiều diện tích cây ăn quả, hoa màu, tại Lạc Dương, thiệt hại nặng nề. Để hạn chế, Lạc Dương đang triển khai nhiều biện pháp xử lý.

sung-991.jpg

Sương muối  gây hại trên 470 ha cà phê, hoa màu của hơn 800 hộ dân, ước thiệthại 50 tỷ đồng

Theo báo cáo nhanh, ngày 5 - 6/2 do nhiệt độ xuống thấp, đã xuất hiện sương muối, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cà phê, hoa màu. 

Hiện, gần 470 ha cà phê và hoa màu của hơn 800 hộ dân, tại địa bàn 3 xã Đạ Chais, Đạ Nhim, Đạ Sar bị ảnh hưởng, thiệt hại ước khoảng 50 tỷ đồng. Riêng cà phê hơn 434 ha với 375 ha bị thiệt hại từ 70% trở lên.

Ước giá trị thiệt hại do sương muối trên địa bàn huyện Lạc Dương trong các ngày qua khoảng 49,95 tỷ đồng.

Ông Sử Thanh Hoài, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, cho biết, đợt rét đậm kèm theo sương muối, khiến  cà phê ở nhiều địa phương bị thiệt hại nặng nề.

Những nương cà phê xanh mướt đang giai đoạn thu hoạch, đã chuyển sang màu nâu sẫm, chết mòn, do bị sương muối đốt cháy. 

Hiện, giải pháp cấp bách là ngăn không cho cà phê bị chết hoàn toàn. Khuyến cáo bà con khẩn trương cưa đốn, tránh để cây bị chết xuống rễ. Nếu kịp đốn tỉa, cây được tái sinh, nếu không kịp thời, cây chết đến rễ, phải trồng mới. 

Thời gian chờ tái sinh, người dân cần trồng xen cây ngắn ngày, để đảm bảo độ ẩm cho cà phê, và tăng thu nhập. Đồng thời, đề xuất sớm có giải pháp khắc phục, hỗ trợ những hộ thiệt hại.

Ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Lâm Đồng, cho biết: Ngay khi cà phê bị sương muối, Sở đã cử cán bộ đến hiện trường, tìm nguyên nhân, hướng dẫn người dân chống rét, khắc phục thiệt hại cho cà phê.

Về lâu dài, cần phòng, chống rét đậm, rét hại, sương muối, băng giá đối với cà phê, chú trọng vùng thường xuyên bị sương muối. 

Trước mắt, Sở hỗ trợ Lạc Dương lắp đặt một số trạm cảm biến nhiệt độ, để có cảnh báo sớm về thời tiết, từ đó, khuyến cáo biện pháp phòng, tránh để giảm thiệt hại. 

Cánh đồng mẫu cà phê ở Ea Ngai

Do nhạy bén, một nhóm nông dân huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) đã xây dựng vùng chuyên canh cà phê liền thửa, đồng nhất về giống, quy trình sản xuất để tạo hạt cà phê Robusta chất lượng cao.

7 năm trước, hơn 40 ha thôn 1, xã Ea Ngai (huyện Krông Búk) được một doanh nghiệp rao bán, sau khi đầu tư cây tràm gió thất bại.

c-f-66.jpg

Cà phê chế biến theo phương pháp Honey tại HTX Tiến Thành

Anh Trần Xuân Phái (thôn Tiến Thành, xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar) đã đến khảo sát, thấy vùng đất đỏ màu mỡ, độ cao trung bình 750 m, so mực nước biển, nhiệt độ môi trường thấp hơn từ 2 - 3oC, so các vùng  khác.

Anh Phái đã huy động người thân, bạn bè, cùng góp vốn mua lại phần đất, và 13 chủ sở hữu mới, đều là những người có kinh nghiệm canh tác cà phê lâu năm.

Cùng thống nhất áp dụng một giống, một quy trình, để chuyên canh cà phê, tập trung diện tích, đồng nhất chất lượng.

Đồng thời, chọn giống cà phê TR4, từ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên để canh tác.

Một số vườn được xen canh cây ăn trái, để tạo môi trường sinh thái bền vững. Anh Phái cũng thành lập Tổ hợp tác (THT) Nông nghiệp dịch vụ Tiến Thành, để mua phân bón trả chậm, và liên kết tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ thành viên đầu tư sản xuất.

7ha của anh Phái và của nhiều thành viên khác đều được thu hoạch theo đúng quy trình sản xuất bền vững.

Nhờ chăm sóc tốt, vườn cà phê của THT sinh trưởng tốt, trái bói to, đều, đẹp so với cà phê cũ. Đầu năm 2019, 13 thành viên THT thống nhất thành lập HTX, đầu tư chế biến cà phê chất lượng cao.

Các thành viên đã góp vốn đầu tư máy bóc vỏ, máy phân loại, lò sấy, nhà màng, sân phơi bê tông… Cà phê được chọn quả chín ngay trên cây và rửa sạch,  loại bỏ quả nổi, tạp chất.

Sau đó, đưa vào máy phân loại quả xanh, bóc vỏ quả chin, và ủ, cho đến khi dậy mùi, như mùi rượu vang. Đây là giai đoạn quyết định sự thành bại của mẻ cà phê chất lượng cao.

Trước đó năm 2018, THT đã sản xuất thử nghiệm hơn 20 tấn cà phê chất lượng cao, bán cho công ty Đăk Man, với giá khoảng 10.000 đồng/kg, so  giá thị trường.

Phần cà phê không đạt, được bán dưới dạng nhân xô, song cũng được  doanh nghiệp đánh giá tốt, nhờ hạt to, màu sáng, độ đồng nhất cao.

Năm 2019, ước sản lượng cà phê của HTX đạt gần 200 tấn, năng suất bình quân 5 tấn nhân/ha. HTX dự kiến sẽ sản xuất khoảng 60 tấn cà phê Honey để tung ra thị trường. Đồng thời, xây dựng vùng canh tác cà phê theo tiêu chuẩn 4C.

Ông Trần Xuân Phái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX chia sẻ, mục tiêu của HTX là xây dựng vùng cà phê nguyên liệu chất lượng cao, tiến tới phát triển cà phê đặc sản.

Sau đó, hình thành sản phẩm du lịch, trải nghiệm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, góp phần gia tăng giá trị sản xuất cho chính những người sản xuất cà phê tại đây.

 An Như (Tổng hợp)/ https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 241


Hôm nayHôm nay : 31472

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 351175

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73398146