16:21 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tin NN: Việt Nam được công nhận có giống gạo ngon nhất thế giới

Chủ nhật - 17/11/2019 09:28
Tin vui từ kỹ sư Hồ Quang Cua đang dự Hội nghị Thương mại Gạo thế giới tại Manila (Philippines) cho biết gạo ST24 do nhóm nhà khoa học của Sóc Trăng lai tạo, phát triển đã được công nhận là “Gạo ngon nhất thế giới 2019."
184577_13-11-luavn.jpg
ST24 của Sóc Trăng là "Gạo ngon nhất thế giới năm 2019".

Gạo ST24 được lai tạo bởi nhóm nhà khoa học Sóc Trăng gồm: kỹ sư Hồ Quang Cua, tiến sỹ Trần Tấn Phương và kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương lai tạo.

Tại Hội nghị Thương mại Gạo Thế giới lần thứ 11 tại Manila, Philippines diễn ra từ ngày 10-13/11 quy tụ hơn 20 công ty kinh doanh gạo quốc tế cùng hơn 100 thương gia xuất nhập khẩu gạo và 20 nhà khoa học đến từ 5 châu lục.

Gạo ST24 được lai tạo bởi nhóm nhà khoa học Sóc Trăng gồm: kỹ sư Hồ Quang Cua, tiến sỹ Trần Tấn Phương và kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương lai tạo.

Đây là giống lúa cao sản có thể trồng 2-3 vụ/năm, trong khi gạo thơm Thái Lan là lúa mùa dài ngày chỉ trồng được 1 vụ/năm. Gạo có hạt dài trắng tinh, dẻo, có mùi thơm dứa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Gạo ST24 của Sóc Trăng được sản xuất, lai tạo từ giống lúa thơm nổi tiếng của vùng đất Sóc Trăng gắn liền tên tuổi của Kỹ sư Hồ Quang Cua và nhiều năm liền là gạo ngon nhất trong các hội thi cấp tỉnh, cấp vùng.

Ngày 4/11, gạo ST24 đạt giải nhất trong cuộc thi gạo ngon Việt Nam do Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức.

Đây là cuộc thi nhằm mục đích tuyển chọn các giống gạo ngon trong nước để tham dự cuộc thi Gạo ngon thế giới (World's Best Rice).

Hai năm trước, gạo ST24 cũng từng được xếp là 1 trong 3 loại gạo ngon nhất thế giới tại Hội nghị quốc tế lần thứ 9 về thương mại gạo được tổ chức tại Macau, Trung Quốc vào tháng 11/2017.

Lúa ST24 được lai tạo và nhân rộng từ khoảng 2010, đến nay đã được sản xuất rộng rãi trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và một số địa phương khác trong cả nước.

Lúa được sản xuất theo quy trình sạch và chế biến gạo theo dây chuyền hiện đại với công nghệ của Thụy Sĩ, với mục tiêu "3 không" là: không hàm lượng: cadimi, aflatoxin; không dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ; không dùng hóa chất tạo mùi.

Hiện nay, giá gạo ST24 tại Sóc Trăng đang tạo sức hút mạnh tại thị trường trong nước với nhiều mức giá, trong đó gạo ST24 hữu cơ có giá tới 65.000 đồng/kg, còn giá phổ biến gạo ST24 thường ở mức từ 20.000-25.000 đồng/kg.

Theo đánh giá của ông Lương Minh Quyết, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, gạo ST24 được vinh danh ngon nhất thế giới 2019 là niềm tự hào của Sóc Trăng.

Những năm gần đây, giống lúa ST ngày càng được nông dân nhân rộng; trong đó giống ST24 hàng năm được gieo cấy khoảng hơn 10.000ha.

Với thương hiệu được vinh danh lần này, sắp tới tỉnh sẽ quy hoạch vùng trồng lúa ST, chú trọng việc nhân rộng mô hình lúa hữu cơ ST24 ở các địa phương có ưu thế như ở địa bàn thị xã Ngã Năm, huyện Thạnh Trị và vùng tôm-lúa huyện Mỹ Xuyên.

Nông sản Việt Nam sẽ phải giải cứu "dày" hơn nếu không hành động và thay đổi quyết liệt

Theo ông Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp, việc Trung Quốc siết chặt tác động đến tư duy nhìn nhận thị trường, kỷ cương lao động, đối tượng tác động chính là nông nghiệp và nông dân. Nếu không hành động và thay đổi quyết liệt thì mật độ giải cứu nông sản sẽ nhiều hơn.

sieu-thi-dong-loat-giai-cuu-cu-cai-2-crop.jpg
Ảnh minh họa.

Sáng 14/11, phát biểu tại Tọa đàm Thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch nông sản vào thị trường Trung Quốc do báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cho biết, Trung Quốc là thị trường lớn có khả năng nhập khẩu nông sản nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta mới đáp ứng một phần rất nhỏ chưa tới 2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc.

"Trung Quốc yêu cầu đánh giá rủi ro rất khắt khe, từ giám sát mối nguy chế biến đến khâu đưa ra sản phẩm cuối cùng. Các quy trình đó cũng được Trung Quốc dụng như các nước phát triển Mỹ và EU. Các nhà máy phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, quy trình tránh lây nhiễm chéo sản phẩm. Các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi Trung Quốc đều giám sát thông qua các quy định rất chặt chẽ. Do đó, bản thân doanh nghiệp phải hết sức chú trọng các khâu trong rà soát an toàn thực phẩm trong nguyên liệu, chế biến, phải giám sát chặt chẽ".

Theo ông Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp, "năm 2017, Trung Quốc đưa ra 7 mục tiêu trong đó tôi chọn ra 3 mục tiêu liên quan đến xuất khẩu chính ngạch. Thứ nhất, họ xây dựng một xã hội toàn diện, khá giả. Thứ 2 là đi sâu vào cải cách kết cấu trọng cung và điều đó sẽ thay đổi chính sách nhập khẩu rất lớn. Thứ 3 là chấn hưng nông thôn, liên quan đến chấn hưng nông nghiệp và giai tầng nông dân của Trung Quốc. Trong 3 mục tiêu trên thì Trung Quốc đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế thật có nghĩa là lấy nâng cao chất lượng hệ thống cung cấp là phương hướng chủ công".

 Ông Thủy cho biết thêm: "Việc Trung Quốc siết chặt hàng nhập khẩu tác động đến Việt Nam theo cách nhìn của tôi là nó có nhiều mặt. Thứ nhất, về mặt tư tưởng nhận thức, hiện nay nó đang chia thành hai luồng. Luồng thứ nhất là doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân, chủ trang trại, người sản xuất, kinh doanh giỏi… xem đây là cơ hội và thách thức. Nếu như chuỗi liên kết giá trị của chúng ta tốt hơn thì cơ hội xâm nhập vào thị trường sâu hơn và năng lực cạnh tranh cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, luồng thứ 2 là đối với một số nông sản chủ lực không có cơ hội xuất khẩu thì người ta thờ ơ và chờ đợi, một số bộ phận không nhỏ sẽ đứng ngoài lề sự phát triển của chuỗi giá trị ấy, có nghĩa là dễ thì làm khó thì bỏ.

Tác động thức hai là về tổ chức và liên kết sản xuất. Sân chơi của nông nghiệp mới, doanh nghiệp, chủ trang trại, những nông dân sản xuất giỏi và hợp tác xã, đối với những nông hộ sản xuất nhỏ không có mặt hàng xuất khẩu thì gần như đã đứng ngoài lề sự phát triển. Dẫn đến tổ chức liên kết cũng chưa được trọn vẹn. Các doanh nghiệp xuất khẩu tiểu ngạch nhìn ra vấn đề nhưng không vượt qua được khó khăn về nhân lực, cơ chế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa không muốn làm vệ tinh cho doanh nghiệp lớn cũng không muốn liên kết với nông dân nên sự chuyển đổi trong xuất khẩu này các doanh nghiệp nhỏ vừa vừa người ta chỉ túm lấy giá trị cuối cùng của chuỗi thương mại.

Việc Trung Quốc siết chặt tác động đến tư duy nhìn nhận thị trường, kỷ cương lao động, đối tượng tác động chính là nông nghiệp và nông dân. Nếu không hành động và thay đổi quyết liệt thì mật độ giải cứu nông sản sẽ nhiều hơn".

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường Mỹ tăng rất mạnh

Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm 2,7% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đi các thị trường.

1544d38eddce34906ddf.jpg
Chế biến thủy sản mực, bạch tuộc phục vụ xuất khẩu.

Trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Mỹ đạt 11,4 triệu USD, tăng 63,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Được biết, Mỹ là thị trường duy nhất trong top 6 thị trường nhập khẩu chính ghi nhận mức tăng trưởng dương. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang, Mỹ tăng thuế 30% đối với một số sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu từ Trung Quốc, tạo thêm cơ hội cho các DN xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Mỹ.

Vasep cho biết, Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm mực nhiều hơn bạch tuộc. Các sản phẩm chính mực, bạch tuộc xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ gồm mực sấy, mực khô, mực tẩm gia vị, mực rim có giá từ 8,5-10 USD/túi (CIF), mực nang đông lạnh có giá từ 14,2-17,5 USD/kg (CFR), bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh có giá từ 1,5-1,7 USD/pound, bạch tuộc chế biến đông lạnh có giá từ 10,5 -17,4 USD/kg.

 Thanh Tâm (tổng hợp)/ Kinh tế nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 422

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 421


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 775027

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71002342