20:09 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín dụng chính sách: Điểm tựa thực hiện bình đẳng giới

Thứ ba - 14/11/2017 21:03
Là tổ chức chính trị, xã hội với chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ..., vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới, Hội Phụ nữ nhận thức sâu sắc về vị trí và tầm quan trọng của công tác giảm nghèo.

Từ nhận thức này, 15 năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã gắn kết hoạt động của Hội với tín dụng chính sách, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình hoạt động, hỗ trợ thành viên bước qua cái nghèo, phát triển kinh tế bền vững.

Gia đình chị Dương Thị Liên đã thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi để phát triển chăn nuôi.

Đòn bẩy giúp phụ nữ thoát nghèo

Ở huyện Bố Trạch, gia đình chị Hoàng Thị Ngân, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nam Trạch được xem là tấm gương về thoát nghèo từ vốn vay của NHCSXH.

Mặc dù cần cù chăm chỉ, tích cực hưởng ứng phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi của Hội Phụ nữ xã, Tổ tiết kiệm và vay vốn phát động, nhưng cuộc đời chị chỉ bước sang trang mới khi được vay ưu đãi 30 triệu đồng năm 2013. Kết hợp với nguồn vốn tự có, gia đình đã đăng ký, làm hồ sơ cho chồng chị là Nguyễn Mạnh Cường đi xuất khẩu lao động tại Malaysia. Từ đây, thu nhập từ xuất khẩu lao động đã tạo ra bước tiến lớn trong kinh tế, với nguồn thu nhập đạt 15 triệu đồng/tháng, đây là khoản thu nhập lớn đối với gia đình. Dồn lại 5 năm, gia đình chị đã có tổng thu trên 400 triệu đồng, sau khi trừ chi phí. Từ chỗ thuộc diện hộ cận nghèo, đến nay gia đình chị đã thoát nghèo bền vững với căn nhà khang trang mới xây rộng hơn 100m2.

Kinh nghiệm thực tế và sự từng trải qua những ngày khốn khó đã giúp chị Ngân hiểu được nỗi khổ vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các điều kiện để đầu tư. Chính vì vậy, từ kinh nghiệm của bản thân, chị đã động viên các gia đình đủ điều kiện, mạnh dạn vay vốn thông qua NHCSXH để đầu tư sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt hay đi xuất khẩu lao động.

“Nếu không có nguồn vốn cho vay ưu đãi thì gia đình tôi không thể có được như ngày hôm nay. Tôi xin cảm ơn Nhà nước đã tạo điều kiện về nguồn vốn cho gia đình tôi và những hộ nghèo có nhu cầu vay để sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu cho gia đình và xã hội một cách chính đáng”, chị Ngân tâm sự.

Gia đình chị Dương Thị Liên ở thôn Cà, xã Hòa Trạch bắt đầu làm kinh tế từ hai bàn tay trắng, nhưng nhờ biết nắm bắt thời cơ và bản tính chăm chỉ, cần cù, dám nghĩ dám làm, đã thoát nghèo và có thu nhập cao. Năm 2015, chị Liên bàn với chồng vay 40 triệu đồng vốn ưu đãi và tận dụng diện tích đất trồng lúa ở vùng chiêm trũng khó canh tác để phát triển mô hình trang trại VAC tổng hợp. Gia đình chị thực hiện kế hoạch vừa thuê máy xúc đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, vừa tranh thủ thời gian tìm hiểu các loại giống vật nuôi phù hợp với xu hướng, nhu cầu thị trường... Hiện nay, gia đình chị nuôi 3 con bò, 7 con lợn nái, 120 con lợn thịt bán thương phẩm, mỗi năm bán được khoảng 9 tấn lợn thịt; trâu, bò, gà đẻ trứng; ngoài ra, tận dụng nguồn thức ăn từ chăn nuôi, chị còn nuôi cá rô phi, trắm, mè, gáy...

Giao vốn cho chị em, rất yên tâm

Theo đánh giá của NHCSXH, thông qua hoạt động ủy thác với NHCSXH, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tạo ra phương thức kết hợp giữa một đoàn thể chính trị - xã hội với ngân hàng được quốc tế đánh giá cao, phát huy lợi thế, sức mạnh của từng cơ quan, nên phụ nữ nghèo được tiếp cận với vốn của Nhà nước thuận tiện, giảm tình trạng cho vay nặng lãi, bảo toàn nguồn vốn của Nhà nước. Điều đó cho thấy giao vốn cho chị em phụ nữ, ngân hàng rất yên tâm.

Chị em phụ nữ huyện Bố Trạch tham gia gửi tiền tiết kiệm tại Điểm giao dịch xã.

Bà Bùi Lan Anh, Trưởng phòng Giảm nghèo, Ban Kinh tế - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chia sẻ, sự hiệu quả trên là nhờ các cấp Hội thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát, có kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm và kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Đặc biệt là, tổ chức đối chiếu đến từng hộ vay, kết hợp với các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn vay có hiệu quả và thực hiện lồng ghép các chương trình dự án tạo thêm việc làm tăng thu nhập giúp hộ vay giảm nghèo.

Từ những đánh giá trên, trong chuyến đi thực tế ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình), chúng tôi  cảm nhận được hiệu quả của đồng vốn NHCSXH ủy thác qua Hội Liên hiệp Phụ nữ. Bà Trần Thị Thuận, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bố Trạch, chia sẻ: Hội Liên hiệp Phụ nữ nhận thức sâu sắc về vị trí và tầm quan trọng của công tác giảm nghèo. Việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế không chỉ tính đến hiệu quả kinh tế mà còn tính đến hiệu quả xã hội, vì nghèo đói, thiếu việc làm tác động mạnh mẽ đến mỗi gia đình, mà người chịu thiệt thòi nhất là phụ nữ và trẻ em, điều này ảnh hưởng lớn đến sự bình đẳng, tiến bộ và phát triển của phụ nữ. Với nhận thức như vậy, trong 15 năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bố Trạch đã gắn kết hoạt động của Hội với tín dụng chính sách, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình hoạt động của Hội hỗ trợ thành viên bước qua cái nghèo phát triển kinh tế bền vững.

Đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bố Trạch đã nhận ủy thác 30/30 xã, thị trấn với NHCSXH, thành lập được 174 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Mô hình tổ chức Hội từ chi hội, tổ hội đã góp phần kết nối rộng hơn đến hội viên. Đây cũng là một trong những “đòn bẩy” vận động hội viên tham gia hoạt động của tổ chức Hội. Sự nỗ lực của từng cán bộ hội đến mô hình “bám rễ” vào thôn bản đã góp phần đưa tổng nguồn vốn do Hội quản lý đến nay đạt trên 185 tỷ đồng, với 14 chương trình cho vay, chiếm hơn 43% tổng nguồn vốn NHCSXH trên toàn huyện, với 21.245 lượt hộ nghèo được vay vốn.

Không chỉ dư nợ cao mà chất lượng tín dụng cũng khá tốt khi nợ quá hạn chỉ chiếm 0,06% trên tổng dư nợ. Cùng với việc chủ động phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Phòng Kinh tế - Kế hoạch huyện, trung tâm dạy nghề... tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; đào tạo nghề, chú trọng tới hội viên vay vốn; nhiều chị mạnh dạn đầu tư chuyển đổi hình thức sản xuất, sử dụng vốn có hiệu quả, sản xuất, kinh doanh, nuôi, trồng cây, con có giá trị kinh tế cao, phát triển kinh tế gia đình theo hướng trang trại…, từng bước cải thiện, nâng cao mức sống. Nhiều chị đã vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Đơn cử như tại xã Đại Trạch, đến nay, Hội quản lý 10 Tổ tiết kiệm và vay vốn với 419 thành viên, tổng dư nợ 7,5 tỷ đồng, không có nợ quá hạn, 10/10 tổ đều xếp loại tốt. Hàng tháng đều có 100% số tổ tham gia nộp lãi, tiền gửi tiết kiệm tại buổi giao dịch và tham gia họp giao ban với ngân hàng. Số hộ tham gia gửi tiết kiệm thông qua tổ đạt 100%; số dư tiền gửi tiết kiệm đạt 348 triệu đồng.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đại Trạch, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, cho biết, để nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay, các cấp Hội còn phối hợp tổ chức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tổ, nhóm hướng dẫn cách làm ăn, xây dựng và nhân rộng các dự án, mô hình giảm nghèo bền vững, làm kinh tế hiệu quả. Qua mô hình đã hỗ trợ tạo việc làm thường xuyên cho chị em có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững.

Với những kết quả đạt được sau 15 năm phối hợp ủy thác, NHCSXH huyện Bố Trạch đã được Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp, triển khai thực hiện chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm với hội viên, phụ nữ.

Tuấn Ngọc/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 613

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 612


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1347343

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74394314