21:16 EDT Thứ ba, 07/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín dụng vi mô: Cửa “thoát hiểm” cho kinh tế hộ

Thứ sáu - 31/10/2014 11:41
Chuyên gia về nông nghiệp, GS. Võ Tòng Xuân cũng cho rằng, phải tạo liên kết theo chuỗi và ràng buộc lợi ích của các bên tham gia để sản xuất hiệu quả và đồng vốn phát huy tác dụng.

Một nghiên cứu do Liên minh Nông nghiệp thực hiện công bố mới đây cho biết, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất cả nước với hơn 50% sản lượng, hàng nghìn hộ nông dân sản xuất nhỏ duy trì và phát triển kinh tế nhờ nguồn tín dụng phi chính thức. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho biết, do nguồn vốn chính thức thường có bất lợi về khoảng cách tiếp cận, thủ tục phức tạp hơn… nên nguồn vốn phi chính thức đã tỏ ra “lấn lướt”.


Ảnh minh họa

Trên thực tế, quy mô khoản vay chỉ từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, bản thân người nông dân ngại tiếp cận nguồn tín dụng chính thức bởi phải mất công đi lại, thủ tục phức tạp. Trong khi đó, các đối tượng cho vay kể trên lại là người cùng địa phương như người dân khá giả ở cùng thôn, xã, các đại lý cung cấp vật tư đầu vào, các cò lúa, hay thương lái… thường xuyên gặp gỡ và có mối quan hệ thân thiết. Do đó, khi làm ăn đôi bên đều thấy rất yên tâm dù hợp đồng vay vốn chủ yếu bằng… miệng.

Người cho vay cũng đồng thời là đối tác làm ăn với nông dân, nên có thể nắm được nguồn chi trả nợ. Chẳng hạn, các “cò” lúa vừa thông tin về tình hình giá cả cũng như giúp bán lúa được nhanh hơn. Các cửa hàng vật tư nông nghiệp cũng cho vay bằng cách bán chịu vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu và thu lại tiền khi nông dân bán được lúa. Với các thương lái, họ có thực hiện trả tiền mặt ngay cho người nông dân khi thu mua lúa tại ruộng, thanh toán các khoản nợ về phân bón, thuốc trừ sâu... Ở nhiều nơi, thương lái thậm chí ứng trước vốn cho nông dân vay để mua giống, đầu vào cho sản xuất. Đến vụ thu hoạch, nông dân sẽ bán lúa cho người thương lái đó và trừ số tiền đã nợ cùng một khoản lãi nhỏ.

Sự phát triển tự phát của hình thức này khiến nông dân luôn ở thế “nắm đằng lưỡi”, một chuyên gia phân tích. Vì đây là hình thức vay tín chấp nên lãi suất thường cao hơn đáng kể so với vay từ các nguồn chính thức. Chưa kể, người vay không có vị thế chủ động nên trong nhiều trường hợp biến động giá, họ luôn phải hứng chịu rủi ro.

Vị chuyên gia nói trên lấy ví dụ, thương lái ứng trước một khoản tiền nhỏ cho vay và buộc nông dân phải bán lúa cho họ, không được ký hợp đồng với DN thu mua. Tuy nhiên, đến ngày thu hoạch nếu giá lúa giảm sâu thương lái sẵn sàng huỷ hợp đồng, chấp nhận mất khoản tiền tạm ứng rất nhỏ. Còn nông dân do không có nguồn thu mua cam kết từ trước nên phải chấp nhận bán lúa với bất cứ giá nào…

Không thể phủ nhận rằng, trong điều kiện nguồn tín dụng chính thức chưa đủ sức bao phủ nền sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ trong nước, thì tín dụng phi chính thức ở nông thôn đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế hộ. Theo TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, mặc dù có nhiều quan điểm cho rằng phải dần dần loại bỏ hình thức này do có nhiều rủi ro, song phải nhìn nhận công bằng là tài chính phi chính thức đã góp phần cung cấp đồng vốn kịp thời cho các hộ sản xuất nhỏ.

Tuy nhiên, để hướng tới mục tiêu mang lại nhiều quyền lợi hơn cho người nông dân, đã đến lúc phát triển tài chính vi mô bền vững và có trách nhiệm hơn. Làm được điều này, theo ông Thành phải hướng tới phát triển sản xuất có lợi thế nhờ quy mô, thay vì manh mún và nhỏ lẻ như hiện nay. Chẳng hạn, mô hình cánh đồng mẫu lớn hiện được coi là mô hình kiểu mẫu nhờ liên kết theo chuỗi giá trị. Theo đó, DN vừa cung cấp tài chính, vừa hỗ trợ nông dân sản xuất, lại cho phép họ lựa chọn hoặc là bán luôn cho công ty, hoặc được ký gửi trong kho của DN để chờ được giá thì bán…

Chuyên gia về nông nghiệp, GS. Võ Tòng Xuân cũng cho rằng, phải tạo liên kết theo chuỗi và ràng buộc lợi ích của các bên tham gia để sản xuất hiệu quả và đồng vốn phát huy tác dụng. Ngoài mô hình DN như trên, các mô hình liên kết khác như hợp tác xã cũng được các chuyên gia khuyến cáo là cần được phát triển trong tương lai để trở thành nguồn cung cấp tín dụng bán chính thức, giúp cho tín dụng vi mô phát huy hiệu quả cao hơn trong phát triển kinh tế hộ.

Theo thoibaonganhang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 103

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 100


Hôm nayHôm nay : 47865

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 405592

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60727549