12:24 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tổ chức thị trường, đột phá của ngành nông nghiệp trong thập kỷ mới

Thứ sáu - 03/01/2020 08:59
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm 2020, bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì cũng có nhiều thách thức lớn về thương mại, thị trường, biến đổi khí hậu.
-tr66.jpg
Cty CP Nông trại sinh thái Ecofarm liên kết với 5 hộ tại huyện Phú Quốc (Kiên Giang) trồng 10ha hồ tiêu đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, giúp nông dân có lợi nhuận cao khi sản xuất hồ tiêu xuất khẩu; mỗi năm xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 40.000 tấn. Ảnh: Hồng Nhung

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm 2020, bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì cũng có nhiều thách thức lớn về thương mại, thị trường, biến đổi khí hậu đối với ngành Nông nghiệp, trong đó thị trường được coi là khâu quyết định tới tăng trưởng của ngành.

Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Xuân  Cường cho rằng, việc nâng cao kỹ năng, năng lực ứng phó với các tình huống xảy ra được coi là giải pháp thường trực cần hướng tới.

Đối mặt nhiều thách thức mới

Năm 2020, tình hình thế giới, khu vực được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường: Kinh tế tăng trưởng chậm; Chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, nhiều quốc gia tăng cường sử dụng hàng rào kỹ thuật và các biện pháp tự vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước; Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra tác động mạnh mẽ trên nhiều phương diện, cùng với sự gia tăng dân số, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới có xu hướng tăng nhưng yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm ngày càng cao hơn.

Ở trong nước, ngành Nông nghiệp tiếp tục xác định đối mặt với nhiều khó khăn cố hữu và đang đứng trước những thách thức mới: Chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn sản phẩm còn thấp, năng lực cạnh tranh hạn chế; Thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, tiếp tục tác động chiến tranh thương mại giữa các nước lớn; Hạn hán, thiếu nước sản xuất, sinh hoạt, xâm nhập mặn ở nhiều nơi sẽ diễn biến phức tạp, khó lường hơn; Dịch bệnh trên cây trồng  -vật nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, trong đó bệnh dịch tả lợn châu Phi cần thời gian dài để xử lý.

Ông Cường khẳng định, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các bộ, ngành xây dựng các biện pháp, kế hoạch thực hiện để phấn đấu đạt được các chỉ tiêu cao nhất mà Nghị quyết của Chính phủ đề ra.

Bên cạnh đó, theo ông Cường, trong tái cơ cấu nông nghiệp gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, kể cả 3 trục sản phẩm là: nhóm sản phẩm cấp quốc gia, cấp tỉnh, nhóm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) đều phải coi trọng ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0, đây cũng là một trong những giải pháp quyết định.

Trong sản xuất chuỗi khép kín, từ khâu sản xuất, chế biến đến thương mại  thì xác định chế biến là khâu đột phá, có chế biến tốt mới có vùng nguyên liệu tốt, thương mại bán hàng tốt… để từ đó xây dựng chuỗi liên kết.

Ông Cường cũng nhấn mạnh tới các giải pháp tăng cường ứng phó thiên tai, dịch bệnh ngay từ đầu năm; khắc phục việc thiếu hụt 40 - 50% nguồn nước ở phía Bắc; khắc phục hạn mặn xâm nhập ngày càng nghiêm trọng ở các tỉnh phía Nam.

Đối với thị trường thịt lợn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, đang tập trung tái đàn dần ở các tỉnh để không xảy ra thiếu thực phẩm, tránh để chỉ số giá tiêu dùng tăng cao ngay từ quý đầu năm 2020

Vượt 3/4 chỉ tiêu Chính phủ giao

Đánh giá kết quả ngành Nông nghiệp đạt được trong năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nông nghiệp là ngành vẫn chịu thách thức lớn nhất. Song, ngành nông nghiệp đã có nhiều điểm sáng. Ngành đã đạt và vượt 3/4 chỉ tiêu Chính phủ giao.

Năm 2019, ngành đã coi trọng tháo gỡ khó khăn, phát triển thị trường, tạo động lực cho sản xuất, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các thị trường khác. Nhiều vùng sản xuất chuyên canh xuất hiện ở nhiều địa phương như: Bắc Giang, Hưng Yên, Sơn La... và đặc biệt, trong năm khó khăn này cũng đã có 40 nhà máy chế biến ra đời.


Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra  một số tồn tại, yếu kém cần tập trung khắc phục, tháo gỡ trong thời gian tới. Đó là, cơ cấu lại nông nghiệp triển khai chưa đồng đều ở các địa phương. Việc đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, công nghiệp chế biến sâu chưa đáp ứng được yêu cầu...

“Bên cạnh đó, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành có dấu hiệu chững lại do giá xuất khẩu nhiều nông sản chủ lực giảm. Tiến độ giải quyết “Thẻ vàng” của Uỷ ban châu Âu (EC) đối với đánh bắt hải sản còn chậm; sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, cháy rừng tiếp tục diễn ra; nguồn lực cho ngành còn rất hạn chế.

Cùng đó, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, đặc biệt dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của ngành và giá thịt lợn đang ở mức rất cao”, Thủ tướng chỉ rõ.

Thị trường là khâu quyết định tăng trưởng

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đặc biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc phát triển thị trường, coi đây là khâu quyết định tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói riêng và tăng trưởng nền kinh tế nói chung. Bên cạnh các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, cần đặc biệt coi trọng hướng tới thị trường ASEAN và thị trường trong nước.

“Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, các địa phương, doanh nghiệp, ngành hàng chuẩn bị đủ các điều kiện để thực hiện tốt vấn đề này”, ông Cường nói.

Là một trong những tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn nhất cả nước, ông Lò Minh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, cho biết, sau hơn hơn 5 năm tái cơ cấu, tỉnh đã chọn được hướng để phát triển nông nghiệp là cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, tỉnh gặp nhiều khó khăn về tích tụ tập trung đất đai cho doanh nghiệp, hợp tác xã; đặc biệt là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ nên giá thành sản xuất cao, đặc biệt là khâu vận chuyển hàng hóa.

Ông Hùng đề xuất, Chính phủ cần quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông cho Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Bộ Nông nghiệp và PTNT cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các giống cây ăn quả có giá trị cao phù hợp với thổ nhưỡng và thị trường. Tỉnh mong muốn các bộ, ngành tiếp tục hỗ trợ  xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông sản cho Sơn La.

Bắc Giang là tỉnh có diện tích vải lớn nhất cả nước cũng là vùng sản xuất vải đạt tiêu chuẩn Global GAP lớn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái cho biết, ngay sau khi Nhật Bản cho phép nhập khẩu quả vải tươi Việt Nam, Bắc Giang đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát các yêu cầu, điều kiện, hướng dẫn sản xuất nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường này. Tỉnh cũng chuẩn bị các phương án liên kết, hợp tác với doanh nghiệp để chủ động tiếp cận thị trường, sẵn sàng cho việc xuất khẩu từ vụ vải 2020.

tr6.jpg

Mô hình nuôi cá tra theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tại huyện Chợ Mới mở ra hướng đi mới, bền vững cho nghề nuôi cá tra ở An Giang. Ảnh: Công Mạo

Ông Thái mong muốn Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục nghiên cứu, đàm phán mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; hướng dẫn các địa phương trong tỉnh tổ chức sản xuất đảm bảo các quy định để đủ điều kiện xuất khẩu vải thiều vào thị trường Nhật Bản cũng như sang các thị trường truyền thống như: Mỹ, EU, Trung Quốc…

Về góc độ doanh nghiệp, ông Đinh Cao Khuê, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO)  đề nghị các bộ, ngành tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp tham gia hội chợ, đặc biệt là hội chợ quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, thời gian qua, hai bộ Công Thương và Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực mở cửa thị trường, đưa nhiều sản phẩm nông sản ra thế giới. Hai bộ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách để doanh nghiệp tăng đầu tư. Bên cạnh đó, hai bộ cần đồng bộ thực thi các chính sách, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, người dân. Năm 2020 sẽ thực thi thêm nhiều hiệp định thương mại tự do, vì vậy, hai bộ sẽ tiếp tục tăng cường cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân để có định hướng trong sản xuất, đem lại hiệu quả cao.

Năm 2025, nông nghiệp đứng Top 10 thế giới về xuất khẩu

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, năm 2020, ngành Nông nghiệp tiếp tục xác định đối mặt với nhiều khó khăn cố hữu và đang đứng trước những thách thức mới.

Ngành tiếp tục cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới.

Cùng đó, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng, tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam. Đặc biệt, ngành phấn đấu từng bước khống chế được dịch tả lợn châu Phi; giải quyết dứt điểm việc gỡ “Thẻ vàng” của EC đối với đánh bắt hải sản.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho ngành trong năm 2020 phải có tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 43 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng 42%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 59%.

Thủ tướng yêu cầu năm 2025, ngành phải có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 3-3,5%. Đồng thời, có thêm 5 nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên, để Việt Nam có 15 nhóm mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên và tổng giá trị xuất khẩu là 50 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và thứ 10 trên thế giới.

Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, ngành  Nông nghiệp xác định “Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh”.

Chỉ tiêu cơ bản năm 2020 của ngành nông nghiệp và PTNT:

- Tốc độ tăng trưởng GDP ngành 2,8-3%;

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản khoảng 2,9-3,05%;

- Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD;

- Tỷ lệ che phủ rừng 42%;

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 59%; ít nhất 121 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;

- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 96%;

- Thành lập mới 2.000 HTX nông nghiệp; cả nước có 17.000 HTX NN.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 270

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 269


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 561050

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70788365