15:49 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tọa đàm “An toàn sinh học gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi vịt”

Thứ năm - 05/03/2020 20:45
Nhằm đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống bệnh cúm gia cầm tại các tỉnh phía Nam, đồng thời phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ trong chăn nuôi vịt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp, Kênh Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân (VTC16) tổ chức Tọa đàm “An toàn sinh học gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi vịt” vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Chương trình tọa đàm diễn ra vào ngày 04/3/2020, tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp với sự tham gia của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp, chuyên gia Viện Chăn nuôi, Công ty TNHH Ba Huân (doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm) cùng đại diện bà con chăn nuôi vịt tại tỉnh Đồng Tháp.

Toàn cảnh buổi Tọa đàm

 

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có đàn vịt lớn nhất cả nước với số đầu con ước đạt hơn 25 triệu con, chiếm 37% tổng đàn. Từ đầu năm tới nay, người chăn nuôi cả nước nói chung và người chăn nuôi vịt tại ĐBSCL nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, từ dịch cúm gia cầm tới thị trường tiêu thụ, và thậm chí giá cả thức ăn chăn nuôi đều đang biến động hết sức khó lường... Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT), năm 2019, Việt Nam có hơn 133.000 con gia cầm bị tiêu hủy do mắc cúm. Hai tháng đầu năm 2020, cả nước đã xuất hiện 34 ổ dịch cúm gia cầm; trong đó có 29 ổ dịch do vi rút cúm A/H5N6 và 5 ổ dịch do vi rút cúm A/H5N1 tại 10 tỉnh/thành phố. Tổng số gia cầm chết, tiêu hủy là hơn 100.000 con.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã trực tiếp trao đổi với người chăn nuôi nhằm cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của một số bà con về bệnh cúm gia cầm như: triệu trứng và cách nhận biết bệnh cúm A/H5N1 và A/H5N6, quy trình phòng ngừa bệnh cúm gia cầm trên vịt, lịch tiêm phòng vắc-xin, biện pháp bảo quản và sử dụng vắc-xin hiệu quả,... Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo bà con nuôi vịt thực hiện các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học, những lưu ý khi nuôi vịt chạy đồng để hạn chế dịch bệnh...

TS. Hạ Thúy Hạnh- PGĐ TTKNQG giải đáp thắc mắc cho bà con nông dân tham dự Tọa đàm

 

Theo TS Hạ Thúy Hạnh – PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hiện nay nguy cơ lây lan, bùng phát dịch cúm gia cầm tại nước ta rất lớn. Bởi những yếu tố làm dịch cúm dễ xảy ra đều đang tồn tại, như mầm bệnh ở nhiều nơi, mật độ chăn nuôi cao, thời tiết cực đoan, tập quán buôn bán, giết mổ lạc hậu... Vì vậy, việc nâng cao ý thức và chủ động chống dịch ở các địa phương là vô cùng quan trọng.

Thời điểm này, nhiều địa phương tại khu vực ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Đông Xuân 2019 - 2020, đây cũng là thời điểm các chủ nuôi đưa đàn vịt chạy đồng tập trung về đây để tìm kiếm thức ăn. Nhưng do đang là thời điểm dịch bệnh cúm A/H5N6 và A/H5N1 đã bùng phát ở nhiều địa phương, nên khi đàn vịt về địa bàn tăng đột biến, sẽ tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh rất cao.

TS. Nguyễn Văn Bắc - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, xu hướng chung hiện nay là chăn nuôi công nghiệp, tuy nhiên tại vùng ĐSBCL chăn nuôi vịt theo phương thức chạy đồng, đặc biệt là nuôi vịt đẻ để lấy trứng còn khá phổ biến. Theo phương thức này, người nuôi có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trên đồng ruộng, giảm chi phí sản xuất vì trong chăn nuôi vịt, chi phí thức ăn chiếm 70 - 80% giá thành. Vấn đề đặt ra là để đảm bảo an toàn sinh học khi nuôi vịt chạy đồng là phải kiểm soát đàn nuôi, tránh lây nhiễm từ nguồn bệnh khác, tránh nhiễm độc thuốc trừ sâu hoặc nhiễm độc tố gây ảnh hưởng đến chất lượng thịt và trứng. Đồng thời, phải tiêm vắc-xin đầy đủ, sử dụng chế phẩm sinh học hạn chế mùi hôi và ruồi muỗi,...

Theo ông Huỳnh Tất Đạt – PGĐ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp: Với lợi thế về tự nhiên, nguồn thức ăn và tập quán chăn nuôi, Đồng Tháp là tỉnh nuôi vịt lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, ước tính năm 2019 toàn tỉnh đạt 6,8 triệu con vịt với sản lượng trứng là 273 triệu trứng. Năm 2020, Đồng Tháp sẽ phát triển tổng đàn vịt là 7,5 triệu con, sản lượng 291 triệu trứng. Trước tình hình dịch bệnh cúm gia cầm có nguy cơ phát sinh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn chủ động công tác phòng chống dịch cúm trên địa bàn tỉnh, xây dựng kế hoạch để chủ động thực hiện ngay từ đầu năm; chỉ đạo UBND các huyện giám sát chặt chẽ đàn gia cầm trên địa bàn; khuyến cáo các hộ nuôi tiêm phòng đầy đủ theo đúng chủng loại, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, kịp thời báo cho cơ quan thú y khi có dịch bệnh xảy ra để hạn chế sự lây lan...

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, doanh nghiệp và nông dân cũng trao đổi về việc liên kết đưa trứng vịt tham gia vào chuỗi khép kín từ nơi sản xuất đến bàn ăn, góp phần đảm bảo tiêu thụ ổn định mặt hàng gia cầm.

Bà Phạm Thị Huân – Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân cho rằng, doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu hàng tốt hay không tuỳ thuộc vào sự đồng đều, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo quy trình chăn nuôi đến quả trứng xuất chuồng. Trong thời điểm hiện tại, công ty sẽ nghiên cứu kích cầu thị trường nội địa, “bắt tay” những người nông dân chăn nuôi vịt an toàn để tạo đầu ra ổn định. Doanh nghiệp sẽ chủ động thông tin thị trường để người dân có thể định hướng quy hoạch sản xuất; hỗ trợ kỹ thuật để sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cam kết sẽ hỗ trợ người chăn nuôi thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi an toàn sinh học và kết hợp các doanh nghiệp chuyên sản xuất lĩnh vực gia cầm tư vấn các giải pháp chăn nuôi con giống bố mẹ, quy trình ấp nở; cập nhật các kiến thức, kỹ thuật mới về chăn nuôi cho đàn vịt. Tại buổi tọa đàm, đại diện Công ty TNHH Ba Huân đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trứng với một số đại diện bà con nuôi vịt của tỉnh Đồng Tháp.

Hình ảnh Lễ ký kết giữa Công ty TNHH Ba Huân và đại diện bà con chăn nuôi vịt của tỉnh Đồng Tháp.

Tin: Ánh Nguyệt

Ảnh: Đỗ Tuấn

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia/ http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 134

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 133


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1206408

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72889117