17:30 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Trái ngọt” xứ tràm

Thứ sáu - 24/03/2017 00:06
Nhìn những cánh đồng lúa trĩu vàng vào mùa thu hoạch, những cánh rừng tràm bạt ngàn xanh tốt, xa xa lại thấp thoáng một vài căn nhà tường khang trang, hay nghe chuyện về gia đình vượt khó, nuôi con học hành thành tài mà bà con xứ rừng Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời thường hay kể nhau nghe những lúc rảnh rỗi, mấy ai biết rằng, để gặt hái được “quả ngọt” như ngày hôm nay, người dân xứ rừng nơi đây đã trải qua biết bao cơ cực.

“trai ngot” xu tram hinh anh 1
Vài năm gần đây, người dân vùng rừng tràm thu nhập tăng lên vì cây tràm có giá.

Vào cuối thập kỷ 80, gia đình ông được nhận khoán 2 ha đất trồng lúa và 1 ha đất rừng của Lâm ngư trường Trần Văn Thời trước đây. Lúc đó, đất hoang nhiễm phèn, trũng, nước cao tới ngang bụng, mọc đầy năn, sậy; bờ bao, kinh, mương, hầu như chẳng có gì. Canh tác khó khăn, thấy ngán ngẩm, không ít hộ nhận đất chưa được bao lâu phải “bỏ của chạy lấy người” để cho Nhà nước cấp lại cho hộ khác.

Riêng ông Trần Văn Thanh lại nghĩ “người phụ đất chớ đất không phụ người” nên ra sức cải tạo, làm ngày làm đêm. Chỗ nào có đất gò thì cấy lúa, được bao nhiêu thì được. Vậy mà phải mất thêm 5 năm, đất đai mới thành ô, thành khoảnh, canh tác được. Và phải 5 năm sau, năng suất lúa một công mới được mười mấy, hai chục giạ lúa.

Trong lúc trồng rừng chưa thu hoạch, làm ruộng thì chỉ đủ ăn, để xoay xở cuộc sống, ban ngày ông Trần Văn Thanh đặt lờ, ban đêm giăng câu. Rồi tận dụng đất bờ bao trồng chuối, tiếp tục cải tạo đất phèn, chăn nuôi heo, gà, cá bổi. Mấy năm nay, ông lại chuyển sang thú vui trồng cây cảnh vừa giải khuây tuổi già vừa có thêm chút thu nhập. Hơn 27 năm sinh sống ở xứ rừng, có cuộc sống ổn định, con cái được học hành, đất đai mở rộng, nhà cửa khang trang, ông Trần Văn Thanh cảm thấy thoả lòng.

Ông Nguyễn Việt Đèo, Ấp 3, xã Khánh Bình Tây Bắc cũng là một trong những nông dân được công nhận sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương. Không phải dân gốc nơi đây nhưng ông Nguyễn Việt Đèo hiểu rõ vùng đất này như lòng bàn tay. Bởi ông có mặt ở xứ rừng này ngay từ những ngày đầu tiên khai phá, cải tạo.

“Nông dân muốn làm giàu thì phải có đất canh tác”, nghĩ vậy, nên dù có khó khăn trăm bề, gia đình ông quyết định phải bám đất, bám rừng. Lấy ngắn nuôi dài, ngoài kinh tế rừng, lúa, hằng ngày ông Nguyễn Việt Đèo còn giăng câu kiếm cá bán, vợ ông thì chăn nuôi heo, gà, vịt.

Ông bộc bạch: “Cuộc sống khác xưa nhiều rồi. Trước đây, trồng lúa đủ ăn là may, bởi một công lúa chỉ được chừng chục giạ, còn nay tuy vẫn thấp hơn so với các vùng khác nhưng cũng được 30 giạ”.

Cần cù, tiết kiệm, cuộc sống gia đình ông không chỉ ổn định mà còn mua thêm đất. Được sở hữu phần đất giao khoán trước đây, ông Nguyễn Việt Đèo càng quyết tâm gìn giữ từng cánh rừng.

Sắp qua hồi gian khó

Không chỉ vui mừng vì sau bao năm cực nhọc, đất đai cũng chiều lòng người, người dân xứ rừng còn phấn khởi vì vài năm gần đây cây tràm có giá. Là một trong những hộ thu hoạch tràm năm vừa qua, ông Nguyễn Văn Đò, Ấp 2, xã Khánh Bình Tây Bắc, phấn khởi cho biết: “Những năm trước, giá tràm không cao, 1 ha chỉ bán được vài chục triệu đồng, còn năm vừa rồi, 1 ha tới 100 triệu đồng".

Điều đáng quý ở xứ rừng nơi đây còn là chuyện chăm lo cho con cái học hành dù trong điều kiện túng thiếu. Gia đình ông Nguyễn Hoàng Dũng, Ấp 3, xã Khánh Bình Tây Bắc là một trong những gia đình hiếu học ở địa phương. 5 người con của ông đều được học hành tới nơi tới chốn, trong đó, có 2 người đã tốt nghiệp và có việc làm ổn định.

Ông Nguyễn Hoàng Dũng nhớ lại những ngày mới về đây lập nghiệp, cuộc sống còn bẩn chật. Nhà nghèo, 3 đứa con đi học chỉ có 1 chiếc xe đạp cũ, vì vậy, đứa học buổi chiều phải chờ đứa buổi sáng đi học về. Đó là vào mùa nắng, còn mùa mưa, dù bận rộn cách mấy ông cũng gắng đưa con tới trường. Bởi ông Dũng suy nghĩ: “Phải học để có kiến thức, có nghề nghiệp đàng hoàng. Còn không, đi làm thuê cho người ta mà có kiến thức, trình độ thì cũng có ích”.

Hình ảnh học sinh đến trường trong cảnh lầy lội, bùn sình trước đây dần lùi vào quá khứ. Bởi hiện nay, ở các ấp có rừng được xây dựng lộ giao thông, tổng chiều dài 25,5 km, cùng với những chính sách ưu đãi đối với học sinh thuộc vùng sâu, vùng xa như cấp phát bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí học tập, gạo… góp phần nâng cao tỷ lệ học sinh đến trường. Ngoài ra, người dân nơi đây đa phần cũng đã có điện sinh hoạt, sử dụng nước hợp vệ sinh.

 
Theo Ngọc Minh (Báo Cà Mau)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 197


Hôm nayHôm nay : 54675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 831493

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71058808