05:51 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triển khai nông nghiệp 4.0: Nông dân bỡ ngỡ

Thứ hai - 16/10/2017 21:22
Hiểu sâu và kỹ về nông nghiệp 4.0, không phải người nông dân nào cũng biết nên đã dẫn đến không ít vướng mắc. Nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm nhằm tìm lối ra cho người nông dân trong thời kỳ hội nhập, nhưng không hề đơn giản.

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là một xu thế tất yếu.

Không bỏ lỡ thời cơ

Người Việt Nam luôn tự hào với các nông sản như gạo, trà, cà phê xuất khẩu khắp thế giới. Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số, cũng sẽ có những sản phẩm mang giá trị toàn cầu, điều này thực có dễ? Tại một diễn đàn mang tên nông dân sẵn sàng với nông nghiệp 4.0 vừa diễn ra cuối tuần trước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, phải coi phát triển nông nghiệp công nghệ cao là khâu then chốt, giải pháp xuyên suốt, là bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề cho quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Các nước không nói nhiều tới cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 mà làm thực chất. Ta cũng phải ít nói đi và hãy bắt tay vào thực hiện sáng tạo thông minh vì mục tiêu thương mại, sức khỏe của người tiêu dùng. 

Thông điệp của Phó Thủ tướng đã khẳng định thêm tư duy mới về sản xuất nông nghiệp trong đề án tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam, đó là dựa vào cơ chế thị trường và công nghệ. Nông nghiệp 4.0 được hiểu là các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi được kết nối mạng bên trong và bên ngoài đơn vị (có thể hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp). Với thực trạng của ngành nông nghiệp Việt Nam, thẳng thắn nhìn nhận chưa có mô hình nông nghiệp 4.0, chỉ có mô hình vận dụng thành phần khoa học công nghệ cao. Do vậy để trả lời câu hỏi làm sao để nông nghiệp không bỏ lỡ cơ hội, bắt nhịp nông nghiệp 4.0 thời đại số? Làm sao để cho người nông dân hưởng lợi thay đổi thu nhập từ kỷ nguyên nông nghiệp đặc biệt trong bối cảnh việc tiếp cận thông tin từ phía người nông dân và triển khai có hiệu quả thông điệp nông nghiệp 4.0 là bài toán khó.

Ông Nguyễn Công Thừa, Chủ nhiệm Hợp tác xã Anh Đào, Đà Lạt, Lâm Đồng cho biết, hiện ông đang trồng rau quả VietGAP cung cấp cho các hệ thống siêu thị khắp cả nước và xuất khẩu với doanh thu hơn 10 triệu đô la Mỹ/năm. Hợp tác xã đang áp dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới và thiết bị tự động hóa vào tưới tiêu. Thời gian qua ông cũng đã nghe nói đến nông nghiệp 4.0, nhưng chưa thực sự hiểu đó là gì, nó có gì khác so với nông nghiệp công nghệ cao đang áp dụng. Nhiều người nông dân cho rằng, họ không biết có được hỗ trợ hay không khi triển khai nông nghiệp 4.0

Giới chuyên gia cho rằng, cần phải định hướng rõ ràng cho người nông dân vì đã có quá nhiều chương trình kích cầu nông nghiệp được đưa ra. Trong bất kỳ các chương trình nào cũng có cơ hội và rủi ro tiềm ẩn, người nông dân phải tự bơi giữa rừng thông tin chương trình phát triển nông nghiệp. Chẳng hạn trong vài năm lại đây, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, ngân hàng, quỹ đầu tư… đã và đang chuyển dịch vốn, đầu tư, kinh doanh sang khu vực nông nghiệp. Từ đó thúc đẩy chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhưng người nông dân còn lúng túng, bị động trước xu hướng này.

Nông nghiệp công nghệ cao mang lại đột phá trong canh tác và sản xuất.

Giảm rủi ro, tăng lợi nhuận

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nhà nước đã nhận ra những khó khăn của nông nghiệp khuyến khích các thành phần kinh tế tạo ra năng suất lao động nhưng chưa đạt hiệu quả. Thiếu sót lớn nhất là các chính sách, đề án chưa được thực thi triệt để, có sự kiểm tra đánh giá căn cơ và cụ thể. Thị trường đầu ra là vấn đề cực kỳ quan trọng và nan giải trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để. 

Thay đổi cách thức sản xuất nông nghiệp, thực tế cũng chỉ ra cách duy nhất là thu hút doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn để tạo ra 2 động lực: Lợi nhuận cao hơn, rủi ro thấp hơn. Cụ thể, nhà đầu tư phải có lợi nhuận thu về từ nông nghiệp, nông thôn ít nhất bằng đầu tư vào khu vực đô thị, thậm chí phải cao hơn. Nếu lợi nhuận cao, rủi ro thấp thì không cần kêu gọi, đầu tư sẽ ồ ạt đổ về nông nghiệp, nông thôn.

Vậy làm sao để lợi nhuận cao, rủi ro thấp? muốn làm được điều này không thể dựa trên các chính sách hỗ trợ  lặt vặt cũng như các lời kêu gọi “ suông” mà cần đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, lao động và đất đai. Đặc biệt với thời buổi phải ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới vào sản xuất thì nhu cầu tích tụ, tập trung đất đai là nhu cầu khách quan. 

Theo chuyên gia ngành nông nghiệp Nguyễn Trí Ngọc, doanh nghiệp thuê lại đất của nông dân để sản xuất lớn phải tạo cảm giác an toàn cho người nông dân bởi nó liên quan trực tiếp tới đời sống và sản xuất của người nông dân, doanh nghiệp phải tạo được việc làm cho lao động. Muốn đưa người nông dân sản xuất manh mún tự cung tự cấp vào sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ thì họ phải được đào tạo. Nhà nước phải có chính sách, doanh nghiệp phải là nơi trực tiếp hỗ trợ đào tạo cho lao động.

Theo T.Hằng/daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 346

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 343


Hôm nayHôm nay : 43813

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1244327

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71471642