19:46 EDT Thứ sáu, 04/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triển vọng phát triển đồng thời rừng và chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ ở Đông Phi

Thứ hai - 04/11/2019 05:01
Cỏ Napier bản địa có thể nắm giữ chìa khóa tiến tới cải thiện chế độ ăn uống, tăng năng suất nông nghiệp và giảm khí thải nhà kính ở Đông Phi.
Triển vọng phát triển đồng thời rừng và chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ ở Đông Phi

Triển vọng phát triển đồng thời rừng và chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ ở Đông Phi

Theo nghiên cứu mới, trồng và sử dụng cỏ Napier làm thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng trong trang trại cũng có thể giảm áp lực lên các khu rừng. Nuôi thâm canh - tăng năng suất bằng cách sử dụng nhiều phân bón hoặc thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng,  thường được cho là có chi phí tăng phát thải khí nhà kính.

Một nghiên cứu mới từ Đại học Lancaster và Wageningen,  Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế ở Kenya cho thấy, sử dụng cỏ Napier có thể tăng cường chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ và giảm khí thải nhà kính.

Nghiên cứu, 'Tăng cường sản xuất sữa có thể tăng khả năng giảm thiểu khí thải nhà kính của lĩnh vực sử dụng đất ở Đông Phi', mô hình hóa tác động của khí thải nhà kính và hiệu quả của ba kịch bản nuôi dưỡng chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho bò sữa ở Kenya.

Không giống như các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đã nhấn mạnh đến tác động của chế độ ăn của gia súc đối với việc sử dụng đất và rừng, cũng như đo lượng khí thải liên quan đến sản xuất thức ăn gia súc và cách thức ăn làm thay đổi lượng khí mêtan phát ra.

Kenya hiện có 2 triệu nông dân chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ - được định nghĩa trong nghiên cứu là các trang trại có dưới 10 con.  Các hộ nông dân nhỏ có xu hướng nuôi gia súc trên một hỗn hợp cỏ hoang dã trên đồng cỏ địa phương và chăn thả trong. Cách chăn nuôi lâu đời này làm giảm khả năng hoạt động như một bể chứa carbon của rừng do loại bỏ thảm thực vật và làm chậm tốc độ rừng tái sinh sau khi bị chặt phá.

Ba kịch bản liên quan đến việc chăn nuôi bò bằng thức ăn ủ chua làm từ ngô địa phương hoặc loại cỏ Napier được trồng trên đồng cỏ hiện có, hoặc trên hỗn hợp của cả hai. Tất cả ba chế độ ăn uống bao gồm một lượng nhỏ thức ăn đậm đặc để nuôi gia súc trong mùa khô. Năng suất ngô trên mỗi ha được tăng lên bằng cách thêm phân bón. Trồng cỏ Napier lâu năm trên đồng cỏ bản địa gây ra sự xáo trộn và phát thải đất ít hơn so với trồng ngô, và chỉ được bón bằng phân chuồng.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, cả ba chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng làm tăng sản lượng sữa trên mỗi con bò từ 44% đến 51%. Trong khi sự kết hợp giữa cỏ Napier và thức ăn ủ chua làm giảm lượng khí thải nhà kính một chút trên mỗi đơn vị sữa, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chỉ có chế độ ăn cỏ Napier mới giảm được 2,5% lượng khí thải, giảm đáng kể lượng khí thải trên mỗi kg sữa được sản xuất.

Giáo sư Mariana Rufino, tác giả của nghiên cứu cho biết: "Tác động của chăn nuôi bò sữa đối với môi trường là một chủ đề rất nóng trên toàn cầu tại thời điểm này. Gia tăng sản xuất sữa thực sự là vấn đề ở châu Phi bởi vì ngay cả một lượng sữa nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với trẻ nhỏ về sự phát triển trí não, vi chất dinh dưỡng và tăng trưởng, đặc biệt là ở những người chưa thành niên.

Sản xuất sữa cũng trao quyền cho phụ nữ và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục vì nó mang lại thu nhập ổn định. Sữa được sản xuất hầu hết trong năm, trong khi thu nhập từ cây trồng theo mùa. Ngăn chặn chăn thả rừng cắt giảm khí thải, và chế độ ăn uống phong phú hơn làm giảm lượng khí mê-tan - một loại khí nhà kính mạnh mẽ - được phát ra từ những con bò. Quan trọng là cỏ Napier tạo ra sinh khối phong phú hơn trên mỗi ha so với ngô, ít ảnh hưởng đến lượng khí thải carbon.

Giáo sư Martin Herold từ Đại học Wageningen, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu cho thấy rằng triển vọng về các giải pháp cùng có lợi cho cả các mục tiêu phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp". Ông nhấn mạnh sự đổi mới quan trọng của nghiên cứu là cách tiếp cận dựa trên dữ liệu kết hợp khảo sát thực địa và trang trại với mô hình mô phỏng và viễn thám vệ tinh để đánh giá các kịch bản khác nhau liên quan đến ngành lâm nghiệp và chăn nuôi.

Thúc đẩy ngành sữa Kenya hiện tại nếu được thực hiện đúng cách có thể giảm phát thải từ ngành lâm nghiệp và giảm phát thải chung. Nghiên cứu có ý nghĩa đối với các trang trại bò sữa nhỏ trên khắp Đông Phi vì cả an ninh lương thực và tăng cường rừng đều được quan tâm trong các chương trình nghị sự quốc gia.

M.H (Theo EurekAlert)/mard.gov.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 62

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 61


Hôm nayHôm nay : 43924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 185655

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68833271