10:23 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng mía giải khát thu 28 triệu đồng/công, không lo đầu ra

Thứ bảy - 13/05/2017 10:06
Thay vì trồng mía nguyên liệu truyền thống bán cho các nhà máy để chế biến đường, nhiều người dân tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng chọn trồng giống mía ép lấy nước phục vụ cho nhu cầu giải khát, thu lợi nhuận trên trăm triệu mỗi ha.

tròng mía giải khát thu 28 triẹu dòng/cong, khong lo dàu ra hinh anh 1

Trồng mía ép lấy nước phục vụ giải khát đang cho thu nhập cao hơn trồng mía nguyên liệu. Ảnh minh họa

Là hộ canh tác mía phục vụ cho nhu cầu giải khát với diện tích nhiều nhất ở xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, anh Trần Văn Dũng, ấp Đặng Trung Tiến đã thu hoạch được 10.000 bó mía trên diện tích 1,8ha. Anh Dũng cho biết, ở thời điểm trước tết, anh bán được 41.000 đồng/bó mía loại 1 (tương đương 12 cây/bó), sau khi trừ đi chi phí xong, anh còn lãi khoảng 150 triệu đồng/ha.

“Một công mía bán lẻ so với một công mía nguyên liệu giá luôn cao hơn. Mỗi công mía bán làm nước giải khát thu khoảng 25 - 28 triệu, trong khi mía nguyên bán chỉ được 17-18 triệu”, anh Dũng cho biết.Theo nhiều nông dân, mô hình trồng mía ép lấy nước có từ gần 20 năm nay. Những năm gần đây, năng suất trung bình mỗi công đạt từ 500 - 600 bó, tương đương vào khoảng 13 tấn mía. Đặc biệt, khi trồng mía bán ép lấy nước, bà con không cần lo lắng nhiều về khâu thu hoạch vì công vận chuyển sẽ được giao hết cho thương lái.

Ông Võ Quốc Hận, Phó Chủ tịch UBND xã An Thạnh Đông cho biết, tổng diện tích trồng mía hiện nay trên địa bàn xã có 900ha, trong đó có khoảng 120 ha mía ép lấy nước cho bà con thu cao, nhập ổn định từ nhiều năm nay.

Tuy vậy, việc canh tác mía lấy nước đã lan rộng đến nhiều địa phương khác như Trà Vinh, Long An, Đồng Tháp… khiến thị trường tiêu thụ cũng dần bị thu hẹp. Vì vậy, định hướng của địa phương sẽ không mở rộng thêm để tránh tình trạng cung vượt cầu giống như nhiều loại nông sản khác.

“Tiến tới địa phương sẽ ổn định diện tích mía nguyên liệu và diện tích mía nước nhằm ổn định thị trường. Đồng thời, định hướng của địa phương sẽ là giảm diện tích trồng mía để chuyển đổi sang một số cây trồng vật nuôi khác. Hiện nay khâu nhân công càng ngày càng hiếm, nếu cứ tăng diện tích trồng mía nhiều khả năng sẽ bị động về nhân công”, ông Hận cho biết.

Theo Thạch Hồng (VOV.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 316


Hôm nayHôm nay : 59066

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1197170

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71424485