00:07 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng cây thanh long xóa nghèo

Chủ nhật - 12/11/2017 10:13
Cao Bằng là tỉnh miền núi với hơn 90% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ thực hiện nhiều chính sách dân tộc hiệu quả, đời sống vùng đồng bào DTTS ở Cao Bằng đã có sự thay đổi căn bản. Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các địa phương có đóng góp không nhỏ của các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong đó, phải kể đến mô hình trồng cây thanh long giúp người dân làm giàu trên quê hương.

Một trong những địa phương đầu tiên trồng thử nghiệm cây thanh long ở Cao Bằng là xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng. Bắt đầu trồng từ năm 2007, đến nay xã Hưng Đạo có tới 7 ha thanh long, trong đó riêng xóm 5 Nam Phong chiếm hơn 5 ha. Xóm nghèo trước đây giờ có 20 hộ tham gia phát triển, mỗi hộ trồng trung bình từ 100 đến 500 trụ thanh long. 

Người tiên phong trồng thanh long là ông Hoàng Văn Chinh, dân tộc Tày, nguyên Bí thư Chi bộ xóm 5 Nam Phong chia sẻ: “Cách đây mười năm, tôi bắt đầu trồng thử 20 trụ thanh long. Thấy giá cả ổn định, tôi mạnh dạn đầu tư hơn 30 triệu đồng làm 200 trụ thanh long ruột trắng”. Năm 2010, vườn thanh long của ông Chinh bắt đầu ra sai quả, cho thu nhập hơn 50 triệu đồng. Hiện nay, vườn của gia đình ông trồng tới 500 trụ thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ, mỗi năm thu khoảng bảy tấn quả, đem lại gần 200 triệu đồng. 

Tại xã Hưng Đạo ngày càng có nhiều mô hình trồng thanh long, trong đó có nhiều hộ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Chủ tịch UBND xã Hưng Đạo Nông Hùng Cường chia sẻ: “Những năm trước đây, thanh long là cây trồng mới, chỉ có một số hộ dân dám trồng thử vì chi phí đầu tư ban đầu khá cao. Qua thực tế, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây thanh long cao gấp nhiều lần so với một số cây trồng khác, nhiều hộ nông dân đã tập trung cải tạo vườn tạp, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo”. 

Xã Minh Thanh, huyện Nguyên Bình, cũng là địa phương đang phát triển mô hình thanh long. Hiện nay, toàn xã có bảy xóm trồng hơn 10 ha cây thanh long. Anh Đinh Văn Cừ (xóm Vũ Ngược) cho biết: Từ 400 trụ thanh long, đến nay, gia đình tôi trồng thêm hơn 1.000 trụ thanh long trắng và đỏ, mỗi năm thu hơn 300 triệu đồng. So với các loại cây khác, trồng thanh long không quá phức tạp, chỉ cần chịu khó học hỏi kinh nghiệm và áp dụng kỹ thuật thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Cây thanh long sẽ cho thu hoạch quả sau khoảng hai năm nếu được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật. Từ năm thứ ba đến năm thứ sáu, cây thanh long sẽ cho năng suất quả cao nhất.

Đến mùa thu hoạch, dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua xã Hưng Đạo và tỉnh lộ 34 đi huyện Nguyên Bình tràn ngập mầu đỏ của thanh long. Tuy nhiên, để mở rộng mô hình này, nông dân rất mong muốn có sự vào cuộc của các cấp, các ngành để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm và cần đăng ký thương hiệu nhằm nâng cao giá trị của quả thanh long tại Cao Bằng.
 

Bài và ảnh: Phong Chương, Công Hải/ Nhân dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 354


Hôm nayHôm nay : 39445

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1011613

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71238928