17:43 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng đan sâm quý bán củ đỏ làm thuốc, 1 sào thu 50 triệu đồng

Thứ hai - 01/10/2018 04:29
Anh Nguyễn Văn Hải, thôn Trung Hà, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cho hay trồng đan sâm lấy củ bán làm thuốc có thể cho thu nhập tới 50 triệu đồng 1 sào nếu chăm tốt...

Xã Ðông Thanh, Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng), bên cạnh trồng chủ lực cây cà phê nay có thêm một hướng đi mới, trồng cây dược liệu quý có tên đan sâm. Anh Nguyễn Văn Hải, thôn Trung Hà, xã Đông Thanh, người đã trồng đan sâm từ 3 năm nay chia sẻ, cây đan sâm quý rất hợp với vùng đất cao nguyên màu mỡ như Đông Thanh. Với một sào đất, tùy mức độ chăm sóc có thể cho thu hoạch từ 1,3 tới 2 tấn củ/vụ. Vụ đan sâm kéo dài 10 tháng, trồng vào tháng 11 năm trước, thu hoạch vào tháng 10 năm sau.

 trong dan sam quy ban cu do lam thuoc, 1 sao thu 50 trieu dong hinh anh 1

Vườn đan sâm quý của anh chị Đào Minh Hương, thôn Đông Hà, xã Đông Thanh đang phát triển rất tốt. Ảnh: D.Q

Anh Nguyễn Văn Hải cho biết thêm, với giá bán 35 ngàn/kg rễ, củ tươi, lợi nhuận thu được xấp xỉ 35-40 triệu đồng, nhà chăm tốt có thể đạt 50 triệu đồng/năm. Anh Hải cho biết, cây đan sâm ưa ẩm nhưng không úng, khi trồng cần lên luống để thoát nước tốt và có không gian cho cây tạo củ. Khi thu hoạch cần dùng nĩa xới, đào củ lên một cách cẩn thận, tránh làm đứt rễ. Có thể rửa củ đan sâm bằng vòi xịt gia đình, rửa hết đất bùn bám trên thân củ.

Nếu so với cà phê, trồng đan sâm cho thu hoạch tốt hơn, lợi nhuận cao hơn. Thêm vào đó, do là cây dược liệu quý, trồng cây đan sâm cũng cần chú trọng tới việc sử dụng phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật đúng kỹ thuật nên đan sâm trồng an toàn, đảm bảo chất lượng củ phù hợp với tiêu chuẩn dược liệu.

Không chỉ có nhà anh Hải, nhiều gia đình tại Đông Thanh đã trồng thành công cây đan sâm quý như gia đình anh Nguyễn Xuân Doãn, anh Đào Minh Hương, ông Trần Ngọc Huần, ông Nguyễn Thế Trực… Chăm sóc tốt, nhiều củ đan sâm đạt trọng lượng trên 1kg, vỏ rễ màu đỏ nhạt rất đẹp.

Anh Nguyễn Văn Diện, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, người trực tiếp thực hiện một số mô hình thử nghiệm trồng cây đan sâm tại Đông Thanh cho biết, cây đan sâm là dược liệu quý, thường được sử dụng để chữa các bệnh tim mạch.

Tại Việt Nam, đan sâm không mọc trong tự nhiên nhưng đã được nhân giống thành công và trồng thử nghiệm tại một số vùng ở trong nước. Vì vậy, với mục tiêu mở rộng diện tích một loài cây dược liệu quý cho thu nhập tốt về với nông dân, Trung tâm đã thực hiện một số mô hình trồng đan sâm tại Đông Thanh là vùng có điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng được đánh giá là hợp với cây dược liệu và đã có nhiều hộ đang trồng thành công cây đan sâm.

Sau 10 tháng trồng và ghi chép, đánh giá chất lượng củ, Trung tâm xác định cây đan sâm phù hợp với vùng đất Đông Thanh. Đặc biệt, Trung tâm đã lấy mẫu củ đan sâm Đông Thanh đi phân tích hoạt chất Tanshinon IIA, hoạt chất chính trong củ đan sâm được kết quả đạt từ 0,48% tới 0,72%, cao hơn quy định trong Dược điển Việt Nam là từ 0,2% trở lên. Thời gian thu hoạch củ tốt nhất là được trên 10 tháng. Kết quả thử nghiệm cho thấy hoạt chất quý trong củ đan sâm trồng tại Đông Thanh khá cao, đáp ứng được nhu cầu chế biến và sử dụng của ngành dược.

Điều quan trọng để phát triển cây đan sâm là chuyện tiêu thụ. Hiện tại một số công ty đang thu mua rễ đan sâm ở dạng tươi như Công ty Hải Tám, HTX dược liệu Biết Lộc Thành. Tuy nhiên, lượng thu mua không nhiều mà hầu hết các công ty chỉ mua theo định lượng hàng ngày khiến nông dân khó khăn trong thu hoạch.

Ông Trần Văn Kỷ, Chủ tịch UBND xã Đông Thanh cho biết, người dân trong xã trồng đan sâm khá nhiều nhưng chưa dám mở rộng diện tích lớn do vấn đề đầu ra. Để giải quyết đầu ra cho cây đan sâm, ông Nguyễn Văn Diện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, hầu hết nông dân bán đều là dạng củ tươi, đào lên bán liền.

Tuy nhiên, các công ty dược đều yêu cầu nông dân cần có biện pháp chế biến, làm khô trước khi bán để đảm bảo chất lượng dược liệu và thuận lợi trong khâu bảo quản. Vì vậy, Trung tâm xác định sẽ đầu tư cho bà con một máy sấy dược liệu để giúp bà con sấy củ đan sâm cũng như nhiều dược liệu cần sấy khô khác, để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị thu mua. Đây cũng là cách làm giải quyết được vấn đề thu hoạch trong mùa mưa, không thể phơi khô dược liệu bằng ánh nắng tự nhiên.

 

 
Theo Diệp Quỳnh (Báo Lâm Đồng)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 114

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 108


Hôm nayHôm nay : 46478

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1313845

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71541160