Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần này có sự tham dự của 600 đại biểu, gồm lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các địa phương; lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam, lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành; các chuyên gia, nhà khoa học; các doanh nghiệp đang đồng hành cùng nhà nông, các cơ quan thông tấn, báo chí; đặc biệt là sự có mặt của đông đảo nông dân đến từ các địa phương cả nước- đại diện cho hàng chục triệu hộ nông dân tham gia đối thoại trực tiếp với Thủ tướng.
Theo Ban Tổ chức, trước thềm hội nghị, đã có hơn 2.000 câu hỏi của bà con nông dân cả nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, các chuyên gia... được gửi đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Các câu hỏi của bà con nông dân tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn, gồm: Vấn đề tiêu thụ nông sản, sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững; Vấn đề về đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; Vấn đề về vốn, đảm bảo an sinh xã hội cho bà con nông dân… Tại hội nghị lần này, tham dự đối thoại cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, còn có các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND một số tỉnh, thành để cùng Thủ tướng trả lời, giải đáp các vướng mắc, khó khăn của bà con nông dân. |
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời câu hỏi của nông dân về xuất khẩu nông sản, thị trường tiêu thụ nông sản:
Chúng ta có nền nông nghiệp rất thuận lợi để phát triển một số sản phẩm đặt thù như trái cây nhưng chúng ta còn nhiều vướng mắc trong xuất khẩu.
Cụ thể là sản lượng đạt rất lớn nhưng năng lực cạnh tranh chưa ổn định do quy mô sản xuất nhỏ, không ổn định, chưa tổ chức sản xuất tốt, không có biện pháp điều hành mùa vụ tốt nên câu chuyện được mùa mất giá thường xuyên xảy ra.Thời gian qua, chúng ta đã có nhiều cải thiện, năng lực sản xuất đang mở rộng và tăng nhanh.
Tiếp nối vấn đề trên, cần tính đến tổ chức lại sản xuất, nhân rộng mô hình hợp tác xã, ổn định quy mô, đảm bảo phát triển thị trường.Ngoài ra, thời gian tới, công tác nghiên cứu, dự báo về thị trường cần đẩy mạnh. Một số chính sách về đất đai cần đẩy mạnh để tạo ra nguồn lực lớn hơn, giúp công nghiệp chế biến được nâng cao cạnh tranh, đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh hàng hoá ngoại nhập vào. Chưa dừng lại ở đó, bản thân người dân chúng ta phải đổi đổi mới, tiếp cận thị trường để chủ động tái cơ cấu lại.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hà Công Tuấn trả lời câu hỏi của nông dân Trần Công Danh:
Xác định ứng dụng công nghệ cao vào chuỗi từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ là giải pháp căn cơ để phát triển nhanh nền nông nghiệp; giảm thiểu rủi ro của biến đổi khí hậu, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT ứng dụng nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ cao đẩy mạnh công tác dự báo thị trường, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản; Trung tâm tin học, hàng tháng đều có tập hợp đánh giá về thị trường.
Tất nhiên, trong yêu cầu thích ứng với thay đổi rất nhanh của thị trường thì như vậy là chưa đủ. Bộ Nông nghiệp đã xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý I năm 2020 để triển khai ngay việc ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào xác định quan hệ cung cầu và công bố rộng rãi hơn, nhanh hơn trên trang web của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Thứ hai, về phát triển bền vững trong nông nghiệp, bao trùm nhất với khu vực ĐBSCL, Chính phủ đã có NQ 120 về phát triển bền vững khu vực ĐBSCL. Chính phủ và các bộ ngành đã nỗ lực lắng nghe bà con để kiến tạo bằng cơ chế, chính sách cho phát triển ĐBSCL với mục tiêu nâng cao đời sống của bà con.
Để làm được điều đó, với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã cho thấy sự thay đổi rất rõ tư duy phát triển, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang những loại cây có giá trị cao hơn.
Bộ NN và PTNT trình với Thủ tướng 3 Đề án về điều chỉnh khu vực ĐBSCL chuyển từ trữ mặn sang điều tiết mặn phù hợp; đề án về phát triển giống, cây trồng vật nuôi đặc biệt là giống thủy sản đến năm 2025; chương trình phòng chống thiên tai, chống sạt lở. Vừa qua Thủ tướng đã có nhiều hỗ trợ cho vấn đề này.
Nông dân Phan Văn Thụ, ở ấp Tân Thuận, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang hỏi:
Đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, hiện ở nhiều tỉnh ĐBSCL đã phải áp dụng các biện pháp tăng vụ, khai thác triệt để đất đai đưa vào sản xuất, có nơi canh tác tới 3 vụ lúa/năm hay tình trạng đào ao nuôi trồng thủy sản phá vỡ quy hoạch xảy ra ở nhiều nơi. Điều này đã dẫn tới việc, chúng ta phải đổ hàng triệu tấn hóa chất, phân bón, thuốc kháng sinh nuôi trồng thủy sản xuống đồng ruộng, ao hồ.
Xin hỏi Thủ tướng, tới đây Chính phủ sẽ có những chính sách gì để vừa đẩy mạnh được sản xuất, song cũng đảm bảo canh tác bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng một nền nông nghiệp sạch và an toàn?
Nông dân Ngô Hùng Thắng, ấp Tân Bình, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp, tác giả hệ thống điều khiển thiết bị tưới vườn hiện đại Smart Viet HT- 8917) hỏi:
Hiện nay người nông dân chúng tôi tập trung sản xuất ra nông sản hàng hóa, nhưng khâu bảo quản sau thu hoạch và chế biến thành các sản phẩm đóng gói, có mã vạch, truy suất được nguồn gốc đang gặp nhiều khó khăn do nông dân chúng tôi không tự làm được.
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết, giải pháp, chính sách gì để hỗ trợ nông dân trong khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến sâu để gia tăng giá trị và nâng cao thu nhập cho nông dân?
Những dự án công nghệ 4.0 hay là sau này là 5.0 và là những người không chuyên như tôi có phát minh hay có sáng kiến gì mới thì vẫn được sự hỗ trợ từ nhà nước để hoàn thiện dự án, vẫn biết là có sự hỗ trợ của các cấp từ trung ương đến địa phương, nhưng đã là hỗ trợ thì cần phải nhanh lẹ và phải có cái mốc thời gian nhất định để chúng tôi có lý do để đàm phán với các đối tác phát triển khác, chứ không có thời gian rõ ràng thì cứ hẹn mãi thì chúng tôi có đâu cơ sở để đàm phán, vì có những dự án chúng tôi có phần phải thuê hay hợp tác bên ngoài, nhất là những dự án công nghệ thì không thể chậm được, vì nó sẽ bị tuột hậu mất nếu chậm vài ngày nói chi đến vài tháng.
Xin hỏi Thủ tướng những cơ chế hỗ trợ cho những người làm sáng chế?
Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt điều hành phiên đối thoại.
Nông dân Trần Công Danh- ấp Thới Phước, xã Tân Thạch, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ đặt câu hỏi:
Sau hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 4/2018, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao: Bộ Nông nghiệp & PTNT “công bố rộng rãi các thông tin về thị trường nông sản như giá, sản lượng, dự báo định hướng thị trường… lên website và các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp thông tin chính thống và đáng tin cậy cho người nông dân, người sản xuất, doanh nghiệp để chủ động trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”.
Thủ tướng cũng giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp&PTNT khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ “Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản”.
Tuy nhiên, đến nay tình trạng “được mùa, rớt giá” vẫn là vấn đề thời sự của ngành nông nghiệp.
Vậy xin hỏi Thủ tướng: Vì sao Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện ngay việc đưa thông tin giá cả nông sản, dự báo thị trường nông sản lên website, nhưng đến nay Bộ vẫn chưa thực hiện?. “Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản” kết quả triển khai như thế nào?
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ làm gì để hạn chế các chi phí trung gian, để tăng thu nhập cho nông dân?. Bởi đơn cử như người trồng lúa chúng tôi hiện tính chi li ra chỉ được lãi có 70.000 đồng/ngày thì không thể sống nổi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trước khi vào phiên đối thoại:
Tôi thay mặt Chính phủ hoan nghênh và chào mừng 300 đại biểu nông dân đại diện cho nông dân cả nước đã về đối thoại với Thủ tướng. Với hơn 2.000 câu hỏi của nông dân, nhưng bà con đưa ra những vấn đề rất thiết thực. Trong đó, sản xuất, giá thành cao, cạnh tranh không được, các bộ ngành sẽ làm gì để giảm giá thành, tăng giá trị tăng lên, để nông dân được hưởng lợi. Nhà nước phải làm gì, nông dân phải làm gì?
Tại hội nghị này, không chỉ có Thủ tướng và các bộ, các cơ quan liên quan sản xuất tiêu thụ đều phải chủ động. Hiện nay, chưa kể biến đổi khí hậu đang diễn ra rất nặng nề, nhất là ở 13 tỉnh, thành ĐBSCL, những giải pháp nào có thể phát huy lợi thế của bà con nông dân, đặc biệt là vùng ĐBSCL.
Không có khoa học công nghệ, đổi mới giống chịu hạn, chịu mặn, không thay đổi cơ cấu mùa vụ thì làm sao giúp bà con nông dân tháo gỡ khó khăn. Nhà nước quan tâm rồi, nhưng người nông dân phải tự đổi mới. Người nông dân Việt Nam phải đổi mới trong thời kỳ đổi mới đất nước.
HTX phải liên kết kết để chiến đấu trên thị trường; người nông dân phải tự đổi mới trong tình hình đất nước, thị trường thay đổi. Tính chủ động của bà con rất quan trọng, phải chủ động hơn nữa, người nông dân phải tự tái cơ cấu ở từng nơi, từng xã.Trên tình thần cởi mở, thẳng thắn đó, chúng tôi mong muốn nghe những ý kiến sâu sát, thiết thực của nông dân, các bộ phải trả lời thẳng thắn cho nông dân, để đạt kết quả tốt nhất.
Qua hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân lần thứ nhất ở Hải Dương đã tạo động lực tinh thần cho nông dân, cổ vũ động viên người nông dân tự lực tự cường, tăng cường hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, tiếp tục vượt qua khó khăn và đặt được kết quả ngày một cao.
Thủ tướng đã trực tiếp lắng nghe ý kiến tâm tư, nguyện vọng cả nông dân để Đảng và Nhà nước được biết những khó khăn vướng mắc để từ đó có quyết sách phù hợp với thực tiễn sản xuất nông nghiệp, thị trường và hội nhập quốc tế.
Tiếp nối thành công của hội nghị lần thứ nhất, Hội nghị lần thứ 2 sẽ tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Thực tiễn sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản; Nguồn vốn tín dụng, đất đai, môi trường, biến đổi khí hậu; Xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại.
Một trong những khó khăn, vướng mắc hiện nay của nông dân đó chính là vấn đề tiêu thụ nông sản ổn định, đảm bảo nông dân có lãi. Để giải quyết được vấn đề khó khăn này cần có giải pháp tổng thể, đồng bộ và xuyên suốt. Tất cả các giải pháp đó sẽ tập trung cho việc xây dựng các chuỗi giá trị nông sản đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng, chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu…
Vì vậy, Hội nghị Thủ tướng đối thoại với người nông dân có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; khẳng định Chính phủ kiến tạo, vì dân.
Cuối cùng, thay mặt Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, xin trân trọng cảm ơn đồng chí Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham gia, chủ trì Hội nghị đối thoại ngày hôm nay!
Đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Đảng Đoàn - Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị:
-Kính thưa đồng chí Nguyễn Xuân Phúc-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ!
Kính thưa đồng chí Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
-Kính thưa các đồng chí đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội Trung ương, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Thành phố Cần Thơ!
-Thưa quý vị đại biểu, khách quý; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu; đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp!
-Thưa các đại biểu là cán bộ Hội Nông dân, hội viên, nông dân cả nước!
Hôm nay, tại TP. Cần Thơ, Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Thành ủy TP.Cần Thơ tổ chức hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với nông dân với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản”.
Xin chúc hội nghị thành công tốt đẹp!
Theo lời của Bác Hồ: Nông nghiệp thịnh thì đất nước thịnh.Từ Cách mạng tháng Tám đến nay Đảng ta đã dành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ để giai cấp nông dân phát huy vai trò chủ thể, hội ND phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM văn minh hiện đại.
BCH T.Ư Đảng khóa X đã ban hành QĐ 26 ngày 5/8/2018 về tam nông, Ban Bí thư T.Ư Đảng đã ban hành kết luận 81 về nâng cao vài trò của HNDVN trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020...Phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho nông dân, chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.Trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo chính sách nông nghiệp, nông dân nhằm nâng cao giá trị nông sản, các đồng chí lãnh đạo Đảng nhà nước rất quan tâm đối thoại với đồng bào nông dân.
Đồng chí Võ Thị Dung - Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
Đồng chí Lê Văn Hưởng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
Đồng chí Trần Văn Chuyện - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
Đồng chí Dương Thành Trung - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu
Đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
Đồng chí Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
Đồng chí Lê Tiến Châu - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang
Đồng chí Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
Đồng chí Phạm Vũ Hồng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang
Đồng chí Đồng Văn Lâm - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh
Đồng chí Cao Văn Trọng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre
Đồng chí Lê Tuấn Phong - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận
Đồng chí Phạm Văn Cảnh - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An
Đồng chí Trần Quốc Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ
Bên cạnh lãnh đạo các tỉnh, thành phố, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.Cần Thơ, lãnh đạo các địa phương trong tỉnh; đại diện Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trên cả nước; những nông dân xuất sắc, tiêu biểu, đại diện cho hàng chục triệu hộ nông dân trên cả nước cũng về dự hội nghị.
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân vinh dự được tiếp đón người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương để cùng vào cuộc gỡ khó những vấn đề nông dân nêu ra tại cuộc đối thoại:
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đồng chí Mai Tiến Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Đồng chí Chu Ngọc Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Đồng chí Trần Tuấn Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương
Đồng chí Nguyễn Chí Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ông Phạm Văn Rạnh - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Long An
Thượng tướng Bùi Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an
Ông Trần Quốc Trung- Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ
Đồng chí Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
Đồng chí Cao Đức Phát - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương
Đồng chí Lương Quốc Đoàn - Phó Chủ tịch Thường trực BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Đồng chí Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Đồng chí Hà Công Tuấn - Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Đồng chí Lê Công Thành - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đồng chí Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Đồng chí Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đồng chí Bùi Phạm Khánh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng
Đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
Theo Nhóm PV/ Dân Việt
http://danviet.vn/nha-nong/truc-tiep-thu-tuong-doi-thoai-voi-nong-dan-1039900.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn