09:04 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trường bán trú làm... “trang trại”

Thứ năm - 22/05/2014 23:55
Từ việc tận dụng những khoảng đất quanh khu bán trú để trồng rau, nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú đã mở rộng thành mô hình “trang trại” nhỏ có chăn nuôi, trồng trọt cung cấp thực phẩm hàng ngày, giúp học sinh vùng cao gắn bó với trường, với lớp.
Thêm nhiều bữa cơm có thịt

Cứ mỗi buổi chiều đi học về, các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Sa Dung (xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, Điện Biên) lại tíu tít rủ nhau đi chăm sóc vườn rau xanh. Năm học 2013-2014, trường có hơn 520 học sinh. 90% trong số này ở nội trú. Để tạo điều kiện cho học sinh nội trú vừa học tập vừa tăng gia sản xuất, thầy cô giáo đã cùng các em cuốc đất làm nương trồng rau. Hiện nay, nhà trường đã có vườn rau cải rộng hơn 100m2. Ngoài trồng rau, các thầy cô còn dựng một dãy chuồng làm bằng gỗ cho học sinh chăn nuôi lợn. Nhà trường đã có đàn lợn gần 20 con. 

 Học sinh Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Sa Dung (xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) đang làm vườn.
Học sinh Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Sa Dung (xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) đang làm vườn.
Em Mùa Thị Dính, học sinh lớp 8 cho biết: “Gia đình em nghèo, được đi học ở trường bán trú, được các thầy cô nấu ăn đều đặn 3 bữa, no bụng hơn ở nhà. Cơm cũng có nhiều món hơn, có thịt, rau”. 

Thầy Lưu Hoài Nam- Hiệu Trưởng nhà trường cho biết: “Do điều kiện đi lại khó khăn, cho nên việc mua các nhu yếu phẩm như rau xanh và các loại thức ăn khác để đảm bảo cho các con bữa ăn đầy đủ chất rất khó khăn. Nhờ phát triển mô hình vườn – chuồng mà các thầy cô gọi vui là “trang trại”, so với những năm trước bữa ăn của các em học sinh đã được cải thiện rất nhiều”. 

Các giáo viên cho biết thêm, mô hình này còn trang bị cho các em học sinh thêm kỹ năng sống, khơi dậy tính tự lập về khả năng thích ứng với cuộc sống”. 

Một tấn rau, nửa tấn thịt/năm

Mô hình bán trú- trang trại cũng được Trường THCS Nậm Lành (Văn Chấn, Yên Bái) thực hiện rất hiệu quả, mỗi năm nhà trường thu hoạch được hơn 1 tấn rau và từ 5 – 6 tạ lợn, gần 1 tạ gia cầm. Bà Đồng Thị Anh Ngọc – chuyên viên Sở GDĐT Yên Bái cho biết: “Nhờ mô hình “trang trại” trong trường, hiện nhiều trường trong địa bàn đã chủ động cải thiện được bữa ăn cho học sinh”. 
"Những năm trước, bữa ăn của học sinh các trường vùng cao rất thiếu thốn. Những bữa cơm có thịt cá thường trông chờ từ các nhà từ thiện. Nhưng nhờ mô hình “trang trại” trong trường, hiện nhiều trường trong địa bàn đã chủ động cải thiện được bữa ăn cho học sinh”. 

Bà Đồng Thị Anh Ngọc - Sở GD-ĐT Yên Bái

Cũng theo bà Anh Ngọc, đây là một trong những cách giữ học sinh vùng cao đến với con chữ. Mỗi dịp lễ, tết, sau khi bán 1 lứa lợn, các em sẽ giữ lại một con để liên hoan hay chia thịt, gà mang về nhà ăn tết... “Nguồn vốn ban đầu để mua giống cây, con được huy động đóng góp từ gia đình phụ huynh và các thầy cô giáo, chỉ sau một vụ thì nguồn vốn nhỏ này đã được xoay vòng hiệu quả” – bà Anh Ngọc nói. 

Hiện nay, toàn tỉnh Yên Bái đã có 20/40 trường phổ thông dân tộc bán trú làm tốt mô hình này, Sở GDĐT đang tiến hành cho các trường học tập mô hình để triển khai trên toàn tỉnh. 

Cũng mô hình này ở Lào Cai lại có cách làm khá linh hoạt. Ông Đỗ Lê Tín – Phó Giám đốc Sở GDĐT Lào Cai cho biết: “Do địa hình hiểm trở, mặt bằng rộng rất hiếm nên các thầy cô đã học hỏi cách nuôi trồng của người dân tộc thiểu số để cùng phụ huynh xây dựng mô hình chăn nuôi cho các em”. Ví dụ như Trường Phổ thông dân tộc bán trú La Pán Tẩn (Mường Khương), người dân đã xếp đá thành vòng tròn, đổ đất vào giữa để trồng rau, đổ cột bê – tông làm dàn su su, bầu, bí; Trường Phổ thông dân tộc bán trú Lùng Pìng (Bắc Hà) thì thay vì làm chuồng, giáo viên đã đào hào để nuôi lợn, nuôi gà… 

“Ngoài việc phục vụ cho chính bản thân mình, các em còn được rèn luyện kỹ năng lao động, kỹ năng sống, kỹ năng sinh hoạt tập thể… những kỹ năng đó rất cần thiết cho cuộc sống” – ông Tín nói. 
 
Theo Danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 249


Hôm nayHôm nay : 72295

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1130596

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71357911