21:03 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tứ Mỹ - hào khí sục sôi cách mạng 90 năm còn vang vọng.

Thứ ba - 28/01/2020 09:24
Đình làng Tứ Mỹ là nơi ghi dấu những cuộc biểu tình lớn, các cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân tổng Đậu Xá và một phần của miền hạ huyện Hương Sơn trong Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh những năm 1930-1931 sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Đình Tứ Mỹ thuộc xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu ​tiên của huyện Hương Sơn. Năm 1990 đình Tứ Mỹ được Bộ văn hóa xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia

 

Năm 1927, tại trường Thịnh Xá, xã Sơn Thịnh, tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng ở Hương Sơn do đồng chí Trần Chí Tín, giáo viên nhà trường làm Bí thư với 17 đảng viên đi vào hoạt động khá sôi nổi đã xây dựng được các hội tương tế ái hữu, hội tổ chức đọc sách báo. Dưới sự lãnh đạo của các tổ chức đảng Tân Việt, Nhân dân trong vùng đã đoàn kết thành một phe gọi là “phe Làng Dân” , tích cực đấu tranh chống lại bọn cường hào lý trưởng gọi là “phe Làng Hào” nhằm buộc chúng phải giảm bớt các gánh nặng dưới hình thức tổ chức tế lễ tại làng và các tệ nạn biếu xén cho bọn quan lại cấp trên. Trước tình hình đó, cấp trên đã cử hai đồng chí là Trần Cao Trực (người Kỳ Anh) và Nguyễn Mỹ Tài (người Phố Châu, Hương Sơn) về bắt liên lạc để nhằm thống nhất các phương án hoạt động

Tháng 3 năm 1930, cấp trên cử đồng chí Kinh (tên thật là Liễn) về bắt mối liên lạc với đồng chí Trần Bình và đồng chí Trần Đoàn (Đảng viên đảng Tân Việt) và thống nhất giải tán Tân Việt đảng. Tháng 6 - 1930 chi bộ Đảng Cộng sản tứ Mỹ được thành lập do đồng chí Trần Bình làm Bí thư, lúc đầu chi bộ chỉ có hai đảng viên là đồng chí Trần Bình và Trần Đoàn về sau có 7 đồng chí gồm: Trần Bình, Trần Đoàn, Đinh Linh, Trần Dung, Trần Đức Thuận, Hồ Cường và Văn Đình Lệ.

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng Cộng sản, các tổ chức Tự vệ đỏ, Nông hội đỏ, Cứu tế đỏ được thành lập và hoạt động dưới nhiều hình thức như đội bóng đá, cướp cù… nhưng thực chất là các hoạt động truyên truyền, diễn thuyết về đường lối sách lược đấu tranh của Đảng, bàn các nội dung tổ chức rải truyền đơn và tổ chức các cuộc biểu tình chống bọn quan lại, cường hào.

Đình làng Tứ Mỹ là nơi tập trung dân làng mỗi khi có lệnh của quan trên và là nơi tổ chức các hoạt động tế lễ, đám đình của nhân dân trong làng. Trong những ngày cách mạng sục sôi, đây lại là nơi tập hợp quần chúng nhân dân đứng lên biểu tình chống lại bọn quan lại, cường quyền. Tại đây đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng.

Ngày 19/9/1930, theo chỉ thị của cấp trên tại Hương Sơn sẽ tổ chức cuộc mít tin truy điệu hai công nhân Trường Thi - Bến Thủy là đồng chí Thân và đồng chí Điều bị tên Án sát Nghệ An kết án tử hình. Trước đó mấy hôm, tại làng Đông Trung (Sơn Châu) đã diễn ra cuộc họp của đoàn cán bộ huyện Hương Sơn dưới sự chỉ đạo của một đồng chí cán bộ Tỉnh ủy Hà Tĩnh để tổ chức quần chúng biểu tình phá nhà tên quan lại và giao cho đồng chí Nguyễn Mật phụ trách, đồng chí Trần Đoàn được giao chuẩn bị 100 cây cờ đỏ sao vàng và thống nhất lấy địa điểm đền Võ Dương, xã Sơn Ninh làm nới tập trung, sau đó đoàn biểu tình sẽ kéo xuống trường Thịnh Xá rồi vào làng Gôi Mỹ. Đúng 1 giờ sáng tiếng mõ làng Tứ Mỹ vang lên giục giã, cùng lúc tiếng trống, tiếng mõ khắp các làng khác vang lên thúc giục, cổ vũ quần chúng nhân dân hăng hái tham gia biểu tình. Từ khắp các lối xóm, thôn, Nhân dân lũ lượt kéo về tập trung tại đình Tứ Mỹ với đủ loại khí giới trong tay như: đòn xóc, đòn gánh, gập gộc, búa, liềm, cào, cuốc. 4 giờ sáng từ sân đình Tứ Mỹ đoàn người đã rầm rập kéo sang đền Võ Dương. Lúc này Trần Cao Thức - là quan phủ ở Vĩnh Linh đã về hưu ra dọa nạt đã bị nhân dân phản đối liền bỏ trốn. Sau khi nghe đồng chí cán bộ huyện Hương Sơn nói chuyện và được phát cờ đỏ, truyền đơn đoàn biểu tình đã kéo xuống trường Thịnh Xá, tại đây đoàn đã cùng nhập vào đoàn biểu tình từ Choi (Sơn Hà) kéo về bãi Gôi. Cả đoàn người có trên 1000 người cùng hô vang khẩu hiệu: Đã đảo đế quốc Pháp và Nam triều quan lại/ Giảm thuế thân, thuế ruộng/Trả thù cho hai đồng chí Thân và đồng chí Điều. Khoảng 7 giờ sáng từ bãi Gôi đoàn biểu tình đã tiến về làng Gôi Mỹ - chốc lát ngọn lửa từ nhà tên quan lại đã bốc cháy thành đống tro tàn gạch vụn, sau đó đồng bào nhanh chống giải tán trong triếng reo hò không ngớt. Một giờ sau, bọn Pháp ở Vinh cho máy bay đến ném bom nhưng nhân dân đã giải tán, bom nổ đã làm cháy một số nhà  của dân.

Sau cuộc biểu tình phá nhà tên quan lại thắng lợi, ngày 22/9/1930 cấp trên lại quyết định gấp rút tranh thủ thời gian, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân để đòi giảm sưu, thuế và phu đài, tạp dịch, đấu tranh ủng hộ Cách mạng xã hội chủ nghĩa, thôi thúc ý chí cách mạng cho quần chúng nhân dân, tiếp tục tổ chức cuộc biểu tình kéo lên huyện lỵ Phố Châu để đòi yêu sách.

Để gây thanh thế trong phong trào cách mạng, trước đêm tổ chức đoàn biểu tình (đêm 21/9) từ đình Tứ Mỹ lại náo loạn tiếng trống, mõ, chiêng, thùng sau đó lan ra ở các đền, đình, chùa, nhà thờ khắp nơi trong vùng. Lúc này chi bộ Tứ Mỹ, Đông Trung, Đông Tràng đã tổ chức cuộc họp tại rú Nầm để bàn tập trung quần chúng đi phá huyện đường và giao cho mỗi Đảng viên phụ trách một tổ dân và có một ngọn cờ búa liềm. Đồng chí Đinh Linh được cử đi treo cờ đỏ ở rú Nầm, sau đó về đình Tứ Mỹ đánh mõ. Giữa đêm khuya, tiếng mõ đình làng vang lên thúc giục quần chúng lên đường biểu tình, mọi người mang theo cơm đùm, cơm gói và các loại khí giới. Gần sáng, trời còn tối om nhưng dân làng Tứ Mỹ, Đông Trung, Đông Tràng và các vùng lân cận đã kéo về chật kín đình Tứ Mỹ. Sau khi nghe cán bộ cấp trên nói chuyện, đoàn người xếp thành hàng 5 hàng 7 theo quốc lộ 8A tiến lên huyện lỵ Phố Châu trong tiếng hò reo vang dậy và cờ bay phất phới. Trước khí thế của quần chúng nhân dân tên Tri huyện Đặng Văn Oánh hốt hoảng bỏ trốn, đoàn người phá cổng tràn vào huyện đường trong tiếng trống, chiêng giục giã và tiếng hô khẩu hiệu rền vang. Trước tình hình đó bọn lính trong đồn đã bắn súng chỉ thiên nhưng sau đó tên Đồn trưởng Phố Châu lệnh cho nả súng vào đoàn người làm chết và bị thương một số người. Để bảo toàn lực lượng, lãnh đạo cuộc biểu tình đã cho đồng bào tạm thời giải tán. Trong cuộc đấu tranh này đã có 7 người bị trúng đạn chết và 20 người khác hy sinh khi bơi qua sông Ngàn Phố; Chi bộ Tứ Mỹ có đồng chí Trần Đức Thuận bị bắt, đồng chí Văn Đình Lệ bị thương, sau mấy ngày thì chết.

Sau cuộc biểu tình này phòng trào quần chúng bị đàn áp dã man nhưng bộ máy chính quyền quan lại từ huyện đến xã bị lung lay, bọn hào lý trong làng thì  sống trong sự sợ hãi, luôn bị khống chế nên các việc trong làng do các tổ chức Hội đứng ra giải quyết. Chi bộ Tứ Mỹ đã tổ chức cho thanh niên tu sửa sân đình, trồng cây và tổ chức các hoạt động tập thể nhưng thực chất là tổ chức các cuộc tuyên truyền về tư tưởng Cách mạng cho quần chúng Nhân dân.

Đứng trước phong trào cách mạng của Nhân dân ngày càng phát triển, bọn thực dân Pháp rất hoảng sợ và tăng cường lực lượng trấn áp, chúng đã đưa lính Lê Dương về đóng đồn ở khu vực rú Đá (xã Sơn Châu) nhằm kiểm soát phong trào cách mạng ở trong vùng. Để tiến hành xây Đồn chúng đã bắt nhân dân đóng góp tranh, tre, vật liệu, ngày công cho chúng. Nhận định trước được tình hình, Chi bộ Tứ Mỹ đã họp để bàn kế hoạch đối phó. Tại cuộc họp các đồng chí đảng viên đều thống nhất vận động nhân dân đứng lên chống lại chủ trương xây Đồn của bọn thực dân Pháp, vì thế, khi có trát của cấp trên triệu tập Nhân dân đến họp để triển khai việc thu nộp các khoản phục vụ cho việc xây Đồn thì rất ít người dân tham gia. Khi Lý trưởng đọc lệnh làm đồn thì bị những người tham gia cuộc họp phản đối kịch liệt buộc bọn hào lý phải im lặng. Lúc này một toán lính Tây gồm 7 thằng kéo vào làng, chúng lùng bắt đàn bà, con gái, cướp lợn, gà của các hộ dân. Trước tình hình đó, chi bộ Tứ Mỹ, Đông Trung, Đông Tràng đã cử các đảng viên xuống các nhà dân để củng cố tinh thần đấu tranh, tuyên truyền về những thắng lợi bước đầu của các cuộc biểu tình, khoét sâu thêm các tội ác của giặc Pháp. Đồng thời có kế hoạch phân tán, cất dấu tài sản cho dân, bố trí cho dân tiếp tục làm ăn, tránh các cuộc truy lùng, khủng bố của địch; vận động nhân dân không đi khỏi làng và tiếp tục tham gia các cuộc đấu tranh. Nhân dân rất tin tưởng vào sự lãnh đạo của các chi bộ, vì thế, lệnh xây đồn ở Tứ Mỹ cứ kéo dài và không thực hiện được, sau đó bọn lính Tây phải rút về Choi (Sơn Hà).

Tức tối trước những thất bại trong việc triển khai xây Đồn, tên Đồn trưởng Phố Châu đã dẫn đầu một toán lính khố xanh kéo vào làng Tứ Mỹ, vừa đến đầu làng chúng đã châm lửa đốt nhà ông Cẩn, liền sau đó tiếng hô hoán ầm lên “Tây đốt nhà làng xóm ơi” . Lập tức tiếng hô hoán truyền đi, tiếng trống, tiếng mõ giục giã vang lên, người trong nhà, ngoài đồng, xóm trên, xóm dưới ùn ùn kéo tới náo động cả một vùng. Lửa được dập tắt nhưng tiếng hô “ đả đảo bọn quan lại, tay sai hà hiếp dân lành ” tiếp tục rền vang làm cho tinh thần bọn quan quân Pháp hết sức khiếp sợ. Quá tức giận, chúng kéo nhau vào đình Tứ Mỹ bắt Lý trưởng đánh mõ tập trung dân để nghe lệnh trên, các đồng chí trong chi bộ đã nhanh chống phác thảo kế hoạch đối phó trước các tình huống có thể xẩy ra.

Trước cuộc tập trung, tên đồn trưởng tiếp tục ra lệnh xây đồn và dọa sẽ bắt phạt những ai không chấp hành. Mặc cho hắn quát tháo dân làng vẫn im lặng, liền sau đó anh Tăng (đội viên Tự vệ đỏ) bước ra hét lớn “không ai làm cả, tôi cũng không làm” quân lính xông ra bắt anh Tăng nhưng dân làng đã xô ra giữ lấy anh Tăng và hô vang “Cả làng không làm”. Một cuộc giằng co ẩu đã quyết liệt cả trong và ngoài sân giữa một bên là dân làng Tứ Mỹ một bên là bọn lính khố xanh, hào lý. Cuối cùng bọn chúng phải bó tay bất lực trước sức mạnh như sóng trào của cả dân làng. Uất ức và nhục nhã, tên Đồn trưởng hô hét Lý trưởng đi đốt nhà anh Tăng nhưng đồng bào cả tổng đã kéo ra chặn kín đường cùng với nhân dân các vùng lân cận ùa ra đứng đầy đường Quốc lộ 8A. Nhụt chí và sợ hãi bọn quan quân Pháp đành lủi thủi rút về Phố Châu.

Đình Tứ Mỹ là nơi ghi dấu những cuộc tập trung biểu tình đấu tranh chống lại bọn quan lại cường hào của nhân dân Tứ Mỹ, Đông Trung, Đông Tràng. Đây cũng là một chứng tích lịch sử tiêu biểu cho phong trào đấu tranh Cách mạng ở Hương Sơn sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời giai đoạn 1930-1931.

Trong không khí hào hùng kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tự hào với khí phách Cách mạng từ đình làng Tứ Mỹ- nơi Chi bộ Đảng đầu tiên, tiền thân của Đảng bộ huyện Hương Sơn ngày nay. Trải qua 90 năm phấn đấu, trưởng thành Đảng bộ và nhân dân Hương Sơn đã viết nên nhiều chiến công hào hùng trên quê hương Cách mạng. Với quyết tâm, nổ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2015 – 2020; chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hương Sơn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh./.

 

Lê Nhật Tân/ http://huongson.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 190


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 454727

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73501698