03:30 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tư duy mới trong kích cầu đầu tư nông nghiệp

Thứ tư - 26/04/2017 21:41
Báo cáo thường niên Doanh nghiệp (DN) Việt Nam các năm gần đây cho thấy, tuy khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 20% GDP quốc gia, nhưng số lượng DN chỉ chiếm 0,96% (trong đó chỉ có 3% dN FDI nông nghiệp). Tổng vốn đầu tư cũng chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng 1% và lao động chiếm 2,3%. Đây là hệ quả của việc chúng ta chưa có được hệ thống chính sách phù hợp, đáp ứng đòi hỏi kích cầu đầu tư cho nông nghiệp trong giai đoạn mới.


Muốn thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao cần phải có chính sách đồng bộ, hấp dẫn. Trong ảnh: Chuyên gia nước ngoài hướng dẫn công nghệ trồng rau tại Nông trường VinEco Tam Đảo. Ảnh: THANH TUYỀN

 

Tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách T.Ư cho các địa phương thực hiện NĐ 210 trong ba năm 2015, 2016, 2017 là 279,5 tỷ đồng/tổng số 379,5 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước/tổng mức đầu tư dự án tương đương 5,93%.

Chính sách thu hút vẫn là “chiếc áo chật”

Trong lúc các chuyên gia và nhà quản lý đang tìm chìa khóa để mở “gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng” khuyến khích đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao, thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) - Cơ quan được Chính phủ giao soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định số 210/2013/NĐ-CP (NĐ 210) ngày 19-12-2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cũng đang tích cực rà soát, trình ban hành Nghị định mới thay thế để hoàn thiện chính sách quan trọng này. Hàng loạt các “điểm nghẽn” đã được chỉ ra. Mặc dù lực lượng nông dân đông đảo, dư địa đầu tư vào ngành nông nghiệp còn rất lớn, nhưng nguồn lực hạn chế, hỗ trợ từ ngân sách hạn hẹp; sản xuất nông nghiệp bấp bênh, hiệu quả thấp, DN nông thôn nhỏ bé, kết nối cung - cầu nông sản bất cập… NĐ 210 sau ba năm thi hành được đánh giá là “chưa đạt mục tiêu đề ra”.

Đánh giá của Nghị định này được ghi nhận là đã thu hút được 64 dự án đầu tư vào nông nghiệp với tổng mức đầu tư là 6.400 tỷ đồng, bình quân 100 tỷ đồng vốn đăng ký/dự án… Tuy nhiên, ngân sách T.Ư chỉ hỗ trợ được 23 địa phương với 279,5 tỷ đồng/tổng số 379,5 tỷ đồng cam kết. Mức hỗ trợ bình quân khoảng 93 tỷ đồng/năm, nhưng giảm nhanh qua các năm; trong đó, năm 2015 là 168,68 tỷ đồng, 2016 là 78,4 tỷ đồng và kế hoạch năm 2017 chỉ là 32,3 tỷ đồng. Trong khi nguồn vốn hỗ trợ quá nhỏ bé và thiếu tính hấp dẫn, thì thủ tục hành chính để các nhà đầu tư được hưởng hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp lại lắm nhiêu khê (theo rà soát của MPI, thủ tục hành chính phải trải qua ít nhất 15 bước). Ngoài ra, còn nhiều thủ tục khác liên quan đất đai, xây dựng, môi trường… làm mất nhiều thời gian, nguồn lực của DN, dẫn đến triển khai các dự án chậm, ảnh hưởng đến niềm tin của DN.

NĐ 210 được ban hành thể hiện quyết tâm mạnh mẽ tăng cường thu hút đầu tư vào nông nghiệp, thế nhưng ngay khi ra đời đã bị… “bỏ lại phía sau” do các luật mới được ban hành sau đó có nhiều quy định mới như Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng… Việc thay thế NĐ 210 hiện nay rất cần thiết, nhưng vấn đề đặt ra là chỉ “chỉnh sửa” hay phải “làm mới”?

“Làm mới” chính sách thu hút đầu tư

Trước yêu cầu đẩy mạnh cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thực chất, tăng tích tụ ruộng đất, để tạo “cú huých” thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thì NĐ 210 cần được xem xét “làm mới”.

Các nội dung sửa đổi NĐ 210 được cơ quan chức năng đề xuất chủ yếu tập trung sửa, bổ sung thủ tục hành chính, điều kiện hỗ trợ điều chỉnh theo hướng giảm quy mô, mở rộng đối tượng tham gia, tăng mức hỗ trợ cho một số điều kiện, đặc biệt khuyến khích, ưu đãi; bổ sung một số lĩnh vực mới cần khuyến khích. Điều đó là cần thiết để “khơi thông điểm nghẽn dòng vốn”. Nhưng phải đặt công việc này trước đòi hỏi bức xúc, thách thức mạnh mẽ của nền nông nghiệp Việt Nam và khu vực nông thôn, gắn với nhiều vấn đề thời sự hiện nay liên quan đến tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, chính sách tích tụ đất đai cho nền sản xuất lớn, xây dựng các chuỗi giá trị nông sản chủ lực, thương hiệu nông sản mạnh trong các ngành hàng nước ta có lợi thế...

Một vấn đề thấy rõ đó là hiện trạng sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp của chúng ta, đặc biệt là các ngành hàng lúa gạo, tôm, cá tra, cà-phê, cây ăn quả... dù đang nắm giữ nhiều lợi thế so sánh về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, nhưng chưa được chuyển hóa thành lợi thế cạnh tranh thật sự. Một số nội dung mới trong dự thảo Nghị định như “hỗ trợ tích tụ đất đai” còn “nhỏ giọt” vì chỉ mới nới rộng ra qua việc “cho phép DN phối hợp sử dụng hiệu quả đất đai trong công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi”. Vấn đề liên kết vùng, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực vùng theo chủ trương mới, cơ chế tài chính sáng tạo, khởi nghiệp trong nông nghiệp chưa được “định hình” trong “bản thiết kế” chính sách mới…

Nhiều vấn đề lớn cần được “chuyển hóa” vào chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, thì mới mong tạo được “cú huých” thật sự. Để tránh phân tán các nguồn lực, mạnh ai nấy làm, yêu cầu tiếp cận theo vùng, tăng cường liên kết vùng đang được đặt ra như một yêu cầu tất yếu, một mệnh lệnh của phát triển. Tái cơ cấu nông nghiệp và tăng cường liên kết vùng trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn rất cần được nhận thức đúng trên cơ sở nghiên cứu thấu đáo về lý luận, đối chiếu với thực tiễn để tổ chức quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ, thiết thực và hiệu quả hơn.

Điều đáng mừng gần đây, các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc đã có những bước đi vững chắc vào lĩnh vực này. Trong đó, Nhật Bản xác định “bản đồ” năm trọng điểm đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam: Đồng bằng sông Cửu Long, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Nghệ An và Hà Nội và không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam bằng các chuyến khảo sát, tiếp xúc chính quyền, đối tác tiềm năng. Xu thế này cần được sự tiếp ứng bằng chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa. Thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp cần được đẩy mạnh. Mặt khác, cũng cần phát triển mạnh DN nội đủ sức làm đối tác hoặc đối trọng.

Tái cơ cấu nông nghiệp đang đòi hỏi bức bách, do đó Nghị định khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp cần phải là công cụ đắc lực đáp ứng yêu cầu này. Vai trò của các cơ quan Nhà nước với các vấn đề xuyên suốt vượt ra ngoài khuôn khổ nông nghiệp truyền thống, cũng phải được đổi mới theo tư duy “giảm bớt chỉ đạo, tăng kiến tạo”. Chỉ có như vậy mới có thể hỗ trợ DN và nông dân một cách hiệu quả thông qua hệ thống chính sách và công cụ mà chỉ Nhà nước mới có.

TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn:

Với nền sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, sức cạnh tranh thấp, việc khơi thông dòng vốn từ khu vực tư nhân, nhất là các DN lớn đầu tư vào nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Một lĩnh vực nông nghiệp chưa có nhiều thay đổi trong việc ứng dụng CNC, tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh,… có nghĩa là NĐ 210 chưa đạt được mục tiêu đề ra.


Tác giả bài viết: TRẦN HỮU HIỆP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 211


Hôm nayHôm nay : 29059

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1288886

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71516201