10:21 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tự làm phân bón cho cam từ lá trầu không

Chủ nhật - 21/08/2016 09:57
Từ nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà, anh Bùi Văn Cường, thôn tháng 8, xã Đình Sơn (Anh Sơn) đã tự chế thành công loại phân bón lá cho cam từ thân và lá cây trầu không. Loại phân này giúp cho cây cam phát triển tốt, tăng sức đề kháng cho cây, an toàn cho người và môi trường.
a
Nguyên liệu chính để làm phân bón lá được sử dụng từ thân và lá trầu không

Anh Cường cho biết: “Qua một lần theo dõi chương trình "Bạn của nhà nông" trên kênh truyền hình VTV2, được biết, chiết xuất từ lá và thân cây trầu có đầy đủ các hàm lượng như các loại phân bón lá như: đạm, lân, kali và các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,.. Chính vì vậy, tôi đã thử nghiệm dùng lá trầu không thái nhỏ, hoặc giã nát đem ngâm với nước sạch trong khoảng thời gian 1 tuần đến 10 ngày. Với tỷ lệ 1kg lá trầu không pha với 10 lít nước. Sau khi ngâm xong, nước lá trầu không sẽ có màu nâu đen, sau đó sẽ tiếp tục pha với 200 lít nước để phun trên cây cam”.

Theo anh Cường thời gian phun tốt nhất là vào buổi sáng bởi lúc đó cây đang quang hợp ánh sáng mặt trời là thời điểm cây hấp thụ phân bón tốt nhất. Khoảng 15 đến 20 ngày lại phun lại lần tiếp theo.

a

Lá trầu không được anh Bùi Văn Cường thái hoặc giã nhỏ. Sau đó được ngâm với nước sạch trong khoảng thời gian từ 1 tuần đến 10 ngày, rồi pha với 200 lít nước để phun trực tiếp lên cây cam.

Bắt đầu từ năm 2013, anh Cường đã mạnh dạn thí điểm loại thuốc tự chế này trên diện tích 1 ha cam của gia đình. Kết quả cây cam của gia đình anh phát triển rất tốt, lá xanh và kháng được một số loại sâu bệnh. Hiện nay vườn cam gần 3 tuổi của gia đình anh Cường đã bắt đầu cho ra quả bói. So với những sản phẩm phân bón lá khác loại phân tự chế này có ưu điểm như: giúp cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng, bộ rễ phát triển tốt, lá xanh. Phòng trừ được các loại sâu như: sâu bẹ bùa, sâu cuốn lá và nâng cao độ phì nhiêu cho đất. Đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước và an toàn cho người sử dụng.

Không những vậy, nhờ sử dụng lá cây tự nhiên nên chi phí cũng giảm 40- 50% cho mỗi vụ sản xuất.

a
Phân bón này giúp cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng, bộ rễ phát triển tốt, lá xanh. Phòng trừ được các loại sâu như sâu bẹ bùa, sâu cuốn lá và nâng cao độ phì nhiêu cho đất. Đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường

Cách làm hay, dễ làm và tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí trong sản xuất như trên của anh Cường  rất cần được nhân rộng.

a
Lá cây rất xanh khi sử dụng loại phân bón tự chế này

Theo Báo Nghệ An
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 360

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 358


Hôm nayHôm nay : 37873

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 850246

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64836190