4ha “ATM” được ăn đủ phân bón Lâm Thao
Ai mới lần đầu gặp lão nông Hoàng Văn Chất đều khó nhận ra đó chính là một tỷ phú vùng cao, với sức tăng thu nhập hàng năm tới cả trăm triệu đồng. Nhưng khi bước chân vào trang trại của ông và nghe ông say sưa nói về cách trồng cà phê, ghép cây, chọn giống… đặc biệt là cách bón phân cho cây để vừa đạt năng suất cao vừa giúp cây phòng chống được bệnh tật, nắng hạn, giá rét thì mới té ngửa là mình đang đứng trước một “nhà khoa học không bằng cấp”.
Vườn cà phê của ông Chất luôn đạt sản lượng cao nhất vùng Chiềng Ban nhờ biết bón phân Lâm Thao đúng cách. Ảnh: K.M.N
Nói về bí quyết bón phân, ông Chất cười: “Chả phải bí quyết cao siêu gì đâu, nó là những kinh nghiệm tôi tích tụ được trong thời gian làm nông nghiệp. Cây cà phê trong một vụ có những yêu cầu sinh trưởng khác nhau, tức là phải bón phân khác nhau. Khi bón phân phải tính tới tới yếu tố thời tiết, nếu nắng quá thì phân dễ mất chất qua đường bay hơi, nhất là tỷ lệ đạm. Cái này phân bón Lâm Thao đáp ứng rất tốt”. |
Ông Chất bảo: Từ khi tôi lớn lên, chỉ trừ thời gian mấy năm đi tù vì vướng nợ nần với Nhà nước, còn lại đều làm nông dân. Người Thái chúng tôi gắn với đất với nương, với cây cỏ từ lúc lọt lòng mẹ tới khi trở về với đất. Nếu ai yêu dất, yêu nghề nông và chịu khó học hỏi một tí thì dù không có bằng cấp kỹ sư nhưng cũng giỏi giang việc canh nông không kém gì mấy ông học đại học.
10 năm trước, chỉ vì khao khát xóa nghèo bằng chính nghề nông truyền thống trên mảnh đất quê hương mình mà ông Chát đã liều vay tiền Nhà nước đầu tư làm kinh tế trang trại. Nhưng sau một vụ sương muối kinh hoàng năm 2007, cũng như hàng ngàn hộ nông dân khác trồng cây công nghiệp ở Mai Sơn, Thuận Châu, vườn cà phê, mía đường của ông Chất chết trơ trụi. Sự kiện ấy đã đẩy ông Chất đến bờ lao lý, không có khả năng trả nợ, ông phải đi cải tạo 6 năm trời.
Chỉ vào ngôi nhà xây mái bằng cũ kỹ bên cạnh căn nhà lớn mới xây, ông Chất kể: Đây là cái nhà xây vững chãi nhất vùng này ở những năm 2000. Nó được xây nhờ tiền lãi trong làm nông nghiệp của tôi trước khi tôi vướng vào lao lý. Vì thế, bây giờ dù có nhiều tỷ đồng trong tay, tôi cũng không muốn phá bỏ căn nhà này.
Lão nông Đặng Đình Thị ở bản Hoa Mai, cùng xã với ông Chất chia sẻ: “Ở vùng này, ông Chất là người tiên phong trong lĩnh vực xóa nghèo bằng nông nghiệp. Từ những năm 1992-1993, ông ấy đã dám trồng tới 6-7ha cây mía, cây cà phê và cây gì của ông ấy trồng cũng mang lại năng suất, chất lượng cao hơn người khác. Tôi cũng học được những cách bón phân và chăm sóc cây trồng từ ông Chất đấy.
Ông ấy biết cây nào cần bón phân gì ở thời điểm nào nên không chỉ lấy năng suất, chất lượng sản phẩm cao mà còn tiết kiệm được phân bón. Như “cái anh” phân lân nung chảy nhìn óng ánh và cứng như than đá của Nhà máy Phân bón và hóa chất Lâm Thao, lúc mới mua về ai cũng sợ là bị đánh lừa, định làm đơn kiến nghị với đơn vị cung cấp. Thế nhưng thấy ông Chất bón cho cây và mang lại hiệu quả bền vững tới cả năm trời, thế là mọi người làm theo”.
Nói về câu chuyện bón phân cho cây, ông Chất bảo: Bây giờ có nhiều loại phân bón, cái nào cũng quảng cáo là tốt nhất, tốt lắm và họ có hệ thống đại lý phân phối tới tận bản; thậm chí là xe ôtô chở tới tận nương, tận ruộng. Không những thế, thỉnh thoảng các đại lý phân bón còn khuyến mại khách hàng cái này, cái kia nên cũng thu hút nhiều người quan tâm.
Nhưng với tôi, mấy chục năm nay tôi chỉ gắn bó với phân bón Lâm Thao bởi mấy lý do: Giá cả phân bón rẻ trong khi chất lượng phân bón cũng tốt, Công ty có hoạt động chăm sóc khách hàng khá chu đáo và đặc biệt là phân bón Lâm Thao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng Chiềng Ban là độ dốc cao, khô cằn, hay có gió mạnh, lạnh giá kéo dài và đất bạc màu.
Ngoài cây cà phê, những cây ăn trái khác trong vườn của ông Chất luôn tươi tốt, nhiều quả nhờ phân bón Lâm Thao được bón đúng thời điểm và liều lượng. Ảnh: K.M.N
"Từ khi tôi lớn lên, chỉ trừ thời gian mấy năm đi tù vì vướng nợ nần với Nhà nước, còn lại đều làm nông dân. Người Thái chúng tôi gắn với đất với nương, với cây cỏ từ lúc lọt lòng mẹ tới khi trở về với đất. Nếu ai yêu đất, yêu nghề nông và chịu khó học hỏi một tí thì dù không có bằng cấp kỹ sư nhưng cũng giỏi giang việc canh nông không kém gì mấy ông học đại học. Ông Hoàng Văn Chất |
“Làm nông nghiệp thì bí quyết nằm ngay trong sự nắm bắt đó. Nếu độ dốc cao, hay có gió mạnh thì phải chọn phân bón làm cứng cây để tránh cây bị gãy đổ. Nếu hay có giá lạnh kéo dài thì phải chọn phân bón làm tốt lá, nuôi bộ rễ mạnh để cây thêm sức chống chọi với sương muối. Nếu đất cằn thì phải chọn lại phân có độ bền cao, tức là không chỉ bón thúc cho cây trong một thời gian ngắn mà phải giúp đất cải thiện dinh dưỡng để nuôi cây lâu dài…
Tôi chọn “cái anh” Lâm Thao là vì loại phân này đáp ứng được những yêu cầu của tôi với cây trồng, thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây. Chính vì thế mà 4ha trồng cây ăn quả, cà phê này của tôi được bà con trong vùng ví như “máy rút tiền ATM” vì thu nhập chính của gia đình tôi bây giờ đều từ 4ha đất này, với lợi nhuận ngót tỷ đồng/năm" - ông Chất nói.
“Nếu để cây suy dinh dưỡng thì mình sẽ đói…”
Ông Chất nói như vậy khi đưa chúng tôi đi thăm trang trại cây ăn quả, cây công nghiệp mà ông đã dồn sức lực đầu tư trong 7 năm gần đây, kể từ ngày ông thoát khỏi “cạm bẫy nợ nần”.
Ông bảo: Sau khi ra tù, tôi nằm nghĩ cả tháng trời về sinh kế. Nhưng rồi tôi vẫn quyết định làm lại cuộc đời từ nghề nông trên chính mảnh đất này. Ngày ấy tay trắng, dị nghị cũng không ít nên tái khởi nghiệp không đơn giản chút nào. Nhưng rồi thấy trồng cà phê cũng đơn giản, giống thì mình có thể tự ươm, đất đai thì mình có sẵn; kinh nghiệm chăm sóc, thu hoạch thì đã ở trong đầu rồi nên tôi lập tức “trả nợ đời” bằng cây cà phê.
Bằng sự tảo tần kết hợp với sự trợ giúp tận tình của nhiều bè bạn, vườn cà phê của ông Chất nhanh chóng mở rộng từ diện tích vài ngàn m2 lên tới 3ha. “Tôi hiểu rõ mảnh đất này và cây cà phê cần chăm sóc thế nào để nhanh lớn, cành khỏe, tán rộng, đậu quả cao nên chỉ sau 4 năm đầu tư, tôi đã thu hồi đủ vốn. Suốt thời gian ấy, nhiều lúc tôi phải đi mua phân bón chịu của đại lý phân bón Lâm Thao. Được cái họ rất tôn trọng và nhiệt tình giúp đỡ khách hàng, vì thế vườn cà phê của tôi không chỉ lớn nhanh mà chất lượng cà phê cũng luôn đứng đầu bảng trong vùng này".
Ông Nguyễn Vĩnh Đức - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu cà phê Minh Tiến, chi nhánh tại Sơn La, cho biết: Ông Chất là người làm cà phê rất giỏi. Năng suất cà phê của ông ấy thường cao hơn 1,5 lần so với nhiều hộ khác trên cùng địa bàn. Không chỉ vậy, chất lượng cà phê của ông Tiến rất tốt, quả to, chín đều và hạt chắc. Như vậy, không chỉ người kinh doanh như chúng tôi được lợi mà người trồng cà phê cũng bớt được nhân công thu hoạch và bán được giá cao hơn. Bí quyết thành công của ông ấy nằm phần lớn trong cách bón phân vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn