20:01 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tỷ phú chân đất mang chanh không hạt 'xuất ngoại'

Thứ ba - 15/11/2016 21:32

Khi đến xã Lương Hòa (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) hỏi đường vào nhà bà Bùi Thị Ba thì ít người biết, nhưng hỏi vợ Út Chiến chanh không hạt thì ai ai cũng biết. Không phải vì gia đình bà giàu có nhất xã mà vì bà dám mạnh dạn đi đầu, bắt vùng đất chết của mình cho ra vườn chanh “ngọt” và là người tiên phong mang chanh không hạt Việt Nam “xuất ngoại” ra thị trường thế giới.

Chúng tôi tìm đến vườn chanh không hạt lớn nhất xã Lương Hòa của bà Bùi Thị Ba. Là con út trong gia đình, có chồng tên là Nguyễn Văn Chiến nên thường được gọi là Út Chiến. Trong chiếc áo màu xanh lam giản dị, bà Út kể lại quá trình tìm đến cây chanh không hạt của vợ chồng bà như một duyên số. Trước đây vùng đất xã Lương Hòa rất nghèo, người dân chủ yếu sống nhờ vào cây mía, gia đình bà Út cũng vậy. Rồi mía rớt giá thê thảm, chỉ còn 50.000 đồng/tấn mía nguyên liệu. Hơn 2 ha mía của gia đình đành bỏ trắng đồng vì không đủ tiền công thu hoạch. Từ trồng mía, vợ chồng Út Chiến chuyển sang lập vườn trồng cây sơ ri và nuôi gà nhưng cũng không khá lên được. Chưa thấy đồng lãi đâu thì đùng một cái xảy ra trận dịch cúm gia cầm năm 2003, gia đình bà Út một lần nữa rơi vào cảnh nợ nần, mất bay 200 triệu đồng vay từ ngân hàng.

Bà Bùi Thị Ba (Út Chiến), tỷ phú chân đất tiên phong mang chanh không hạt Việt Nam ra thế giới
Bà Bùi Thị Ba (Út Chiến), tỷ phú chân đất tiên phong mang chanh không hạt Việt Nam ra thế giới

Không nản lòng, vợ chồng Út Chiến tiếp tục tìm kiếm thông tin từ nhiều nơi xem trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả và quyết định nuôi trùn quế với suy tính cho nước cờ cuối cùng, nếu thất bại nữa sẽ bán đất trả nợ, dứt luôn với nghề nông. Rất may, chính con trùn quế đã giúp gia đình bà trả được khoản nợ nuôi gà và tích lũy được ít vốn. Tình cờ trong một lần đi Bình Dương, vợ chồng Út Chiến được ông sáu Xê (Chủ nhiệm HTX Hiếu Liêm) giới thiệu giống chanh của Mỹ mới được nhập về trồng thử nghiệm cho năng suất rất cao, chất lượng tốt. Nhìn vườn chanh trái sai trĩu cành, quả nào cũng to hơn trứng gà, mổ ra vắt thấy nước nhiều, không hạt, vị chua thanh hơn hẳn chanh gai truyền thống, vợ chồng Út Chiến mê ngay. Không bỏ qua cơ hội “vàng”, bà Út lập tức lặn lội xuống Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ… hay ngược đường lên tận Bình Dương, Bình Phước để tìm hiểu thông tin về cây chanh không hạt, về kỹ thuật trồng cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm. “Lúc đó, chanh không hạt bán trong một số siêu thị ở TPHCM có giá 50.000 - 60.000 đồng/kg, trong khi giá chanh giấy chỉ 1.000 đồng/kg. Phần lớn chanh không hạt tiêu thụ thời gian này là do nhập khẩu từ Mỹ về, vì ở Việt Nam chưa trồng nhiều. Nếu trồng được, chắc chắn sẽ bán được”, bà Út nhớ lại.

Cuối cùng, bà Út quyết định chọn trồng 1.000 gốc chanh không hạt vào thời điểm cuối năm 2004. Không ít người lúc đó nói gia đình Út Chiến bị “khùng” khi bà đốn chặt cả vườn sơ ri 2 ha đang cho 300.000 đồng mỗi ngày để trồng chanh không hạt.

Đưa chanh đi cho… để tiếp thị

Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm nên nhiều cây chanh không có bệnh gì mà cứ tự vàng lá mà chết, hỏi các nhà vườn thì họ không biết, tìm ở sách vở và internet thì chẳng có đâu nói về căn bệnh này. Bà Út phải ngược lên Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (trụ sở ở TPHCM) và lặn lội xuống tận Trường Đại học Cần Thơ để tìm hiểu và được các kỹ sư nông nghiệp ở đây cho biết cây chanh không chịu được đất thấp, phải trồng trên mô, có rảnh thoát nước khi thủy triều lên xuống, nó mới sống và phát triển được.

Phân loại, sơ chế chanh không hạt tại cơ sở sản xuất của bà Bùi Thị Ba (Út Chiến).
Phân loại, sơ chế chanh không hạt tại cơ sở sản xuất của bà Bùi Thị Ba (Út Chiến).

Đến năm 2006, bà Út thu hoạch lứa chanh đầu tiên, tuy nhiên việc tìm nơi tiêu thụ với loại chanh này cũng không dễ. Bà Út kể: Trồng chanh không hạt, nhưng đến khi thu hoạch, mang đi bán, người mua họ lại chê chanh gì mà không hạt, không mua. Thương lái thì ép giá, thu mua chỉ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg chanh không hạt. Thấy không ổn, bà Út quyết định tự cứu mình bằng cách cho chanh vào từng túi lưới từ 1 - 3 kg mang đi khắp các chợ lớn nhỏ ở Long An, Tiền Giang… rồi ngược lên các chợ truyền thống ở TPHCM tiếp thị sản phẩm bằng cách cho không chanh để tiểu thương dùng và bán thử kèm theo số điện thoại liên hệ, với hy vọng tìm được thị trường đầu ra cho chanh không hạt.

“Vợ chồng tôi cùng 2 người con lặn lội đi cho không chanh suốt mấy tháng trời. Lạ với cách tiếp thị độc đáo này và giá cả phải chăng, nên một số tiểu thương ở chợ Bến Thành, Tân Định, Tân Bình (TPHCM) đã gọi điện thoại nhận bỏ mối với giá thu mua 15.000 đồng/kg. Sau đó là siêu thị Co.op Mart, rồi đến Big C nhận ký gởi chanh không hạt. Tuy nhiên, thời gian đầu các siêu thị chỉ lấy hàng cầm chừng vài chục ký vì sợ người tiêu dùng chưa quen dùng loại chanh này, rồi sau đó tăng lên cả trăm ký chanh không hạt mỗi ngày”, bà Út nhớ lại.

đầu tư 1ha chanh không hạt tốn từ 80 - 100 triệu đồng, cho sản lượng 30 tấn/năm, với giá thu mua thấp nhất 10.000 đồng/kg thì mỗi héc ta lãi hơn 200 triệu đồng
Đầu tư 1ha chanh không hạt tốn từ 80 - 100 triệu đồng, cho sản lượng 30 tấn/năm, lợi nhuận hơn 200 triệu đồng.

Đặc biệt, khi chào hàng vào hệ thống siêu thị bán sỉ Metro ở TPHCM, ban đầu họ từ chối không ký hợp đồng vì sợ phong cách làm ăn “sáng nắng chiều mưa” của nông dân, không cung cấp đủ thường xuyên số lượng hàng hóa như cam kết. Ngay lúc đó, bà Út đã đề nghị được cung cấp hàng trong 3 tháng không lấy tiền trước, với số lượng do bên Metro đưa ra. Nếu sau thời gian đó không cung cấp đủ hàng thì sẽ mất toàn bộ tiền hàng. Cuối cùng, bà Út đã cung cấp đủ số lượng hàng như đã cam kết và thuyết phục thành công đơn vị này chấp nhận phân phối chanh không hạt với số lượng từ 400-500kg/ngày. Có lúc cao điểm, Metro yêu cầu cung cấp mỗi ngày 1 tấn chanh không hạt. Mặc dù gia đình bà Út đã tăng diện tích trồng chanh lên 10 ha vẫn không đủ hàng cung cấp, phải lặn lội sang tận Hậu Giang, Cần Thơ… để gom mua từng ký chanh giao cho đủ số lượng, giữ uy tín với khách hàng. Phải mất hơn hai năm, trái chanh không hạt của vợ chồng Út Chiến mới thực sự tìm được thị trường ổn định.

Mang chanh Việt Nam “xuất ngoại” ra thế giới

Khi thấy sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường trong nước, bà Út tiếp tục thuê đất, mở rộng diện tích trồng chanh không hạt lên 30 ha và lập nên nông trại Hải Âu. Đồng thời khi tham dự tại các hội thảo, nghe các nhà khoa học, doanh nghiệp khuyên phải xây dựng thương hiệu cho chanh không hạt để xuất khẩu được thuận lợi hơn. Thế là vợ chồng Út Chiến mang hồ sơ đi xin đăng ký thương hiệu chanh không hạt VICA. Bà Út giải thích, cái tên VICA này là viết tắt của Việt Nam và Califonia, có ý nghĩa để nhớ tới nguồn gốc xuất xứ của loại chanh không hạt là ở Califonia (Mỹ), nhưng được trồng và sản xuất ở Việt Nam. Sau hai tháng nộp đơn, trái chanh không hạt của nông trại Hải Âu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa độc quyền mang thương hiệu “Chanh không hạt VICA”. Đây cũng là thương hiệu chanh không hạt đầu tiên ở tỉnh Long An và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Chanh không hạt thương hiệu VICA được đóng gói xuất khẩu sang thị trường thế giới
Chanh không hạt thương hiệu VICA được đóng gói xuất khẩu sang thị trường thế giới

“Thời gian đầu xuất chanh đi nước ngoài một cách rất đơn giản, chỉ là hái về rồi rửa sạch, chờ khô ráo nước, đóng thùng xuất đi. Thế nhưng, khi chanh xuất qua tới nước bạn, 10 thùng thì có đến 4 thùng bị hư hỏng do dập nát, thối ủng... buộc phải bồi thường, đền hợp đồng cho khách hàng”, bà Út nhớ lại khi xuất khẩu lô hàng chanh không hạt đầu tiên ra nước ngoài.

Nghĩ rằng làm ăn lớn thì không thể lôm côm, thế là vợ chồng Út Chiến mạnh tay vay tiền xây dựng nhà xưởng, đầu tư giàn máy sơ chế, rửa trái, diệt khuẩn, phân kích cỡ chanh... Kể từ đó, việc xuất khẩu chanh không hạt của gia đình bà Út ngày càng thuận lợi hơn khi không còn cảnh bị khách hàng phàn nàn vì chanh dập, chanh thối. Hiện tại, ngoài trang trại 30 ha trồng chanh không hạt, bà Út có 2 cơ sở thu mua và chế biến với 30 công nhân làm việc, mỗi ngày xuất 23 tấn chanh không hạt sang thị trường các nước và vùng lãnh thô như: Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kong, Singapore, Myanmar, Trung Đông… 

Từ trồng, thu mua chế biến và xuất khẩu chanh không hạt đã mang lại lợi nhuận cho gia đình bà Út mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Bà Út tính toán, đầu tư 1ha chanh không hạt tốn từ 80 - 100 triệu đồng, cho sản lượng 30 tấn/năm, với giá thu mua thấp nhất 10.000 đồng/kg thì mỗi héc ta lãi hơn 200 triệu đồng. Không chỉ vươn lên làm giàu, trở thành tỷ phú chân đất tiên phong mang chanh không hạt Việt Nam ra thế giới, bà Út còn được người dân trong vùng biết đến là người thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật, cây giống, giúp hàng trăm hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Vừa qua, bà Út được Trung ương Hội Nông dân tôn vinh là một trong 63 nông dân xuất sắc nhất cả nước và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì những thành tích xuất sắc trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi.

Lê Long
Nguồn: nongthonviet.com


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 262


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 452481

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73499452