10:26 EDT Chủ nhật, 21/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tỷ phú tư duy khác biệt như thế nào?

Thứ hai - 17/04/2017 03:17
Biết nhìn xa trông rộng, dám thay đổi, không ngừng học tập và luôn tự đặt ra cho bản thân những câu hỏi lớn, đó là những gì mà các triệu phú đã đang và sẽ thực hiện để có được thành công của mình. Vậy bạn thì sao? Nếu muốn trở thành tỷ phú, hãy mạnh dạn tư duy như một tỷ phú!

Thu nhập của bạn không bắt đầu với công việc của bạn mà nó bắt đầu từ trong suy nghĩ. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành tỷ phú thì hãy bắt đầu suy nghĩ như một tỷ phú. Trong cuốn sách “The Top 10 Distinctions Between Millionaires and the Middle Class” (tạm dịch: 10 điểm khác biệt rõ rệt giữa triệu phú và tầng lớp trung lưu), tác giả Keith Cameron Smith đã chia sẻ những kinh nghiệm mà ông tích lũy được sau hai năm tiếp xúc và tìm hiểu về giới thượng lưu. Ông nhận ra rằng, tư duy và tầm nhìn của giới “siêu giàu” hoàn toàn khác biệt so với người bình thường.

Theo đó, nếu bạn muốn tự mình gây dựng thành công, thì hãy bắt đầu tư duy như những tỷ phú.

Tỷ phú tư duy khác biệt như thế nào? - 1

Tỷ phú Bill Gates

1. Tỷ phú đều nhìn xa trông rộng

Những người giàu có không bao giờ chỉ đơn giản nghĩ đến hiện tại. Họ luôn nhìn thấy những cơ hội trong tương lai. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải đặt ra những mục tiêu dài hạn, không chỉ trong vài tuần hay vài tháng mà là những mục tiêu 5 năm, 10 năm hoặc xa hơn nữa. Theo tác giả Keith Cameron Smith, nếu bạn là người có tầm nhìn xa trông rộng, chắc chắn bạn sẽ ngày càng giàu có.

Đó là lý do tại sao, những mục tiêu dài hạn luôn khiến bạn đau đầu với những câu hỏi lớn như “Làm thế nào để tăng gấp đôi thu nhập trong năm nay” thay vì những vần đề ngắn hạn như “Tôi sẽ phải thanh toán đống hóa đơn trong tháng này bằng cách nào?”. Theo Smith, các nhà tỷ phú luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách để tìm kiếm sự tự do tài chính lâu dài. Suy nghĩ này đã nói lên một đặc điểm chung quan trọng giữa các tỷ phú đó chính là sự kiên nhẫn. “Những người thuộc tầng lớp trung lưu muốn được thỏa mãn trong chốc lát”, tác giả Smith viết. “Tôi đã làm như vậy trong nhiều năm. Nhưng bây giờ tôi đang chờ đợi những điều tôi muốn bởi vì mục tiêu của tôi là tự do hơn, chứ không phải là thỏa mãn. Những người giàu và siêu giàu đã tạo ra một quy tắc đó là hãy trì hoãn sự thỏa mãn của chính mình”.

2. Tỷ phú luôn dám thay đổi

Thay đổi một điều gì đó dù lớn hay nhỏ đều khiến chúng ta sợ hãi.

Trong khi những người thuộc tầng lớp trung lưu luôn có xu hướng sợ thay đổi, thì các tỷ phú lại xem thay đổi chính là cơ hội, Smith cho biết. “Vấn đề nằm ở chỗ, tầng lớp trung lưu luôn nghĩ rằng, thay đổi hầu hết chỉ mang tính tiêu cực. Nhưng các tỷ phú lại cho rằng, tất cả những thay đổi, dù tích cực hay tiêu cực, đều đem lại lợi ích cho họ”.

Tỷ phú tư duy khác biệt như thế nào? - 2

Tỷ phú Jack Ma

Hãy học cách chào đón sự thay đổi, hoan nghênh sự phát triển và xây dựng sự tự tin, đó chính là chìa khóa thành công.

Smith viết “Tự tin có được nếu chúng ta có sự chuẩn bị kỹ càng và làm việc chăm chỉ. Tự tin là kết quả của việc chiến thắng chính mình. Đó là khi bạn biết được rằng, việc chứng tỏ bản thân quan trọng như thế nào và bạn hoàn toàn có thể đương đầu với mọi thử thách trên con đường dẫn đến thành công của mình”.

3. Tỷ phú không bao giờ ngừng học tập

Khi bước chân vào căn nhà của bất kì tỷ phú nào, điều bạn dễ dàng nhận thấy đó là có rất nhiều sách, nếu không muốn nói là một thư viện sách, Smith chia sẻ. Đó là bởi vì, các tỷ phú luôn ý thức được rằng, việc học không chấm dứt khi chúng ta dời khỏi ghế nhà trường.

“Thành công là một quá trình”, Smith viết. “Nếu một phần thu nhập của bạn không hướng tới giáo dục tài chính, thì bạn sẽ mãi mắc kẹt trong cái bẫy tầng lớp trung lưu. Bạn càng chi nhiều tiền cho việc tìm hiểu về tài chính thì tiền bạn kiếm được lại càng nhiều”.

Cách đơn giản và tiết kiệm nhất để bắt đầu đầu tư vào giáo dục tài chính đó là thông qua những cuốn sách. “Bạn có biết rằng, bạn chỉ mất vài giờ để học thuộc một khái niệm trong một cuốn sách nhưng tác giả phải mất nhiều năm để đúc rút ra khái niệm đó?”, Smith viết. “Tôi cảm thấy, một cuốn sách có giá 20 USD mà tôi từng đọc thực chất có giá trị lên tới 20.000 USD bởi vì những điều mà tôi học được từ đó”.

Tỷ phú tư duy khác biệt như thế nào? - 3

4. Tỷ phú luôn tự hỏi mình những “câu hỏi trao quyền” để có động lực hành động

Theo Smith, sự khác biệt rõ ràng nhất giữa triệu phú và người thường chính là cách họ nạp thông tin cho chính mình. Trong khi các tỷ phú luôn mạnh dạn tự hỏi mình những “câu hỏi trao quyền” thì tầng lớp trung lưu lại có xu hướng nghiêng về những câu hỏi lệ thuộc.

Chẳng hạn như, các tỷ phú cân nhắc “Làm thế nào tôi có thể kiếm được 1 triệu USD để làm những việc mình thích?”, trong khi người bình thường lại quanh quẩn với những câu hỏi “Làm thế nào để ông chủ tăng lương cho tôi”. Ngoài ra, các tỷ phú luôn nhìn vào khó khăn và tự hỏi “Cuộc sống đang muốn dạy ta điều gì trong lúc này”, trong khi tầng lớp trung lưu lại nghĩ “Tại sao những điều tồi tệ luôn xảy đến với mình”.

Theo tác giả Smith, “Những câu hỏi mang tính chất trao quyền giúp bạn khai thác hết tiềm năng của bản thân, những câu hỏi này giúp bạn xác định kết quả mà bạn đạt được là gì”. Thay vì hài lòng với những gì mình đang có, các tỷ phú luôn hướng tới việc thay đổi tương lai và khiến nó trở nên tốt hơn

 

Theo Nguyễn Bình (Theo CNBC) (Dân Việt)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 292

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 290


Hôm nayHôm nay : 52770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 961071

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64947015