21:10 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“U70” vẫn hăng say sản xuất

Thứ tư - 21/08/2019 08:45
Củ Chi - huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM), một vùng đất có bề dày lịch sử oai hùng trong chiến tranh và là vùng đất đã sản sinh ra những người con luôn mang trong mình tinh thần bất khuất, gan dạ, kiên cường, sẵn sàng hy sinh để giữ vững trận địa chiến lược quan trọng, nên đã được mệnh danh là "Đất thép thành đồng". Đó là trong thời chiến, còn ở thời bình, hiện Củ Chi đã vươn lên trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp, công nghiệp chất lượng cao của thành phố mang tên Bác.

Sau 44 năm chiến tranh, bằng sự quyết tâm, sáng tạo của những con người nơi đây đã làm cho Củ Chi “thay da đổi thịt” với nhiều ngành nghề. Trong đó nghề trồng hoa lan là một trong những nghề có nhiều thành tựu nổi bật với những vườn lan tiêu biểu như vườn lan Minh Dũng của bà Nguyễn Thị Bé, “U70” tại ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung.

Vườn lan Minh Dũng hiện là vườn lan chuyên cung cấp cây giống, đặc biệt là giống lan Mokara chất lượng cao cho nông dân trên địa bàn các quận, huyện của Thành phố, mang về nguồn thu hàng trăm triệu đồng/tháng.

Để có được thành quả đó, bà Bé tâm sự: “Nhớ lại những ngày đầu mới xây dựng vườn lan, khó khăn mọi mặt nhưng tôi đã may mắn được các hội, đoàn ở địa phương hỗ trợ. Trong đó, phải kể đến Khuyến nông là đơn vị đã đầu tư hỗ trợ giống lan và kỹ thuật trồng lan, được đánh giá kết quả thông qua các buổi hội thảo, lượng giá, tuyên truyền kỹ thuật,… là bước đệm vững chắc để chúng tôi đạt được thành quả như hôm nay”.

Từ bước đệm khởi đầu đó, những vườn lan trên đất Củ Chi nói chung và vườn lan Minh Dũng nói riêng đã vươn lên một cách quyết tâm. Đến nay khi nhắc đến lan Mokara tại TP.HCM là nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những vườn lan Mokara khoe sắc ở Củ Chi, trong đó có vườn lan Minh Dũng. Bà Bé cho biết thêm: “Nếu trước đây, muốn trồng các giống lan chất lượng cao, người trồng phải nhập khẩu cây giống từ Thái Lan, thì nay, trang trại đã tự chủ được nguồn cây giống cung cấp cho nhiều nhà vườn ở Củ Chi và TP.HCM với chi phí bằng với 75 - 80% so với nhập khẩu, đồng thời chủ động số lượng, chủng loại cây giống theo yêu cầu khách hàng”.

Bà Nguyễn Thị Bé đang chăm sóc vườn lan của gia đình

Để đảm bảo nguồn giống lan tốt, bà dành một khu riêng ươm cây. Khi cây con phát triển thì đưa sang luống kế bên. Cây con được hạn chế phân, chất điều hòa sinh trưởng, nông dân mua về dễ trồng lại hoàn toàn tin tưởng vào nguồn giống vì được chiết trực tiếp từ cây mẹ. Căn cứ từ số lượng cây giống này, bà Bé mới nhận đơn đặt hàng vì vậy không phải bị động tìm nguồn giống từ vườn khác.

Bán giống không sợ ế, khách hàng đặt cọc xong là bà cắt một loạt mấy ngàn cây. Cũng vì làm đồng loạt như thế, cả vườn lan có cấp tuổi tương đối sẽ đồng đều nhau. Cây lan giống được bà tuyển chọn rất khắt khe. Mỗi cây giống đều có lá dày đều, xanh mượt; rễ con phát triển khỏe mạnh; thậm chí cành hoa phải còn tươi nguyên màu sắc, đảm bảo khách hàng tin tưởng 100%. Cũng vì đặt ra những tiêu chí tuyển lựa khắt khe như vậy nên chỉ một thân cây, một cánh hoa vướng tý khuyết điểm là bà loại bỏ ngay. “Những cây giống không đạt chuẩn, tôi phải tước hết lá để nó không có khả năng tái sinh”, bà Bé kiên định nói.

Không những vậy, bà còn rất chu đáo với từng đơn hàng khi giao nhận, luôn đính kèm theo đó là bản hướng dẫn cặn kẽ từng chi tiết kỹ thuật. “Bạn hàng mua hoa ở vườn mình đảm bảo sẽ thường xuyên có hoa loại 1; đặt cây giống vườn mình đảm bảo cây giống chất lượng. Phải kiên quyết như thế mới tạo dựng được thương hiệu riêng cho hoa lan Củ Chi”, bà Bé tâm sự.

Hiện vườn lan của bà Bé sở hữu diện tích 10.000 m2 đất trồng, mỗi năm xuất bán hơn 10.000 cây giống đi khắp cả nước như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Ninh Bình,… Riêng tiền bán lan giống, bà Bé thu gần nửa tỷ mỗi năm. Trại lan của bà là địa chỉ tin cậy để mọi người đến tham quan, học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc lan, cũng như đặt mua giống để khởi nghiệp làm kinh tế. Không chỉ trong nước mà các đoàn từ nước ngoài cũng tìm đến để trao đổi kinh nghiệm…

 M. Hiếu - TT Khuyến nông TP.HCM
Nguồn tin: http://www.khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 305


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 511696

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73558667