00:20 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nâng cao sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp

Thứ năm - 29/03/2018 21:58
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

 

Mô hình ứng dụng công nghệ cao vào trồng thanh long ruột đỏ ở xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN

Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp then chốt, quyết định hiệu quả, sức cạnh tranh của ngành Nông nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Trong 30 năm qua, ngành Nông nghiệp đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu nông sản đi 185 nước với giá trị xuất khẩu năm 2017 đạt khoảng 36 tỉ USD, dự kiến năm 2018 vượt con số 40 tỉ USD.

Con số này khẳng định vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển ngành Nông nghiệp nói chung, nông nghiệp công nghệ cao nói riêng. Khoa học và công nghệ chính là giải pháp then chốt, quyết định hiệu quả, sức cạnh tranh của ngành Nông nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Để đạt được mục tiêu đề ra, thời gian tới, ngành Nông nghiệp phải tiếp tục đẩy mạnh tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai các chương trình, dự án để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Theo đó, năm 2018 sẽ có 8 nhà máy liên quan theo chuỗi được khánh thành, tạo cơ hội cho việc chuyển giao công nghệ mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp. 

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết: Thời gian qua, Đảng, Chính phủ, Nhà nước quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo huy động gói tín dụng thương mại 100 nghìn tỷ đồng, khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch với lãi suất vay thấp hơn từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với mức lãi suất vay thông thường cùng kỳ hạn, góp phần thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao. 

Hiện nay, cả nước có nhiều khu nông nghiệp công nghệ cao hoạt động hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, triển khai Luật Công nghệ cao, nhiều chương trình hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp cũng được thực hiện, góp phần thúc đẩy việc thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghệ cao trong nông nghiệp.

Các tiêu chí hết sức “ngặt nghèo” nhưng đảm bảo đúng đối tượng, mang tính thúc đẩy và khuyến khích đầu tư ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để tạo chuyển biến mạnh mẽ và bền vững, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói. 

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng “tất yếu” trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, đồng thời, là giải pháp để cơ cấu lại nông nghiệp.

Lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới sáng tạo, xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ cao để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng và phát triển thương hiệu. 

Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh: Cùng với việc tăng cường ứng dụng công nghệ cao, cần chú trọng đến vấn đề sở hữu trí tuệ, đây cũng là một trong những yêu cầu “cấp bách” để hàng nông sản Việt Nam không bị mất thương hiệu và thị trường khi hội nhập thế giới.

Thực tế, nông sản Việt ra thị trường quốc tế có ưu thế như lúa gạo nhưng không mang lại giá trị kinh tế cao so với kỳ vọng bởi chưa chú ý đến vấn đề sở hữu trí tuệ.

Đối với các mặt hàng nông sản đang được ưu tiên đầu tư, cần chú trọng đến công tác giống, cần có bộ giống chuẩn, giống lâu đời mang tính đặc trưng riêng để cùng với các giải pháp công nghệ cao mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế vượt bậc cho ngành Nông nghiệp Việt Nam thời gian tới.

Việc tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ có vai trò tiên quyết để nâng cao giá trị ngành nông nghiệp thời gian tới. 

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung... là một trong những hướng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung ưu tiên nhằm tạo chuyển biến rõ nét, bước “đột phá” trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp./. 

Theo BNEWS

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 249


Hôm nayHôm nay : 30727

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 519427

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73566398