09:22 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Unilever hỗ trợ hộ sản xuất chè Việt Nam thế nào?

Thứ ba - 25/02/2014 05:00
Thông qua dự án hợp tác trong khuôn khổ chương trình phát triển chè Việt Nam, Unilever kỳ vọng sẽ giúp các nông hộ sản xuất chè quy mô nhỏ nâng cao khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu chính.


Từ lâu, cây chè ở Việt Nam đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa và là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Việt Nam đang là nước sản xuất chè lớn thứ 5 trên thế giới, với 80% sản lượng chè phục vụ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, giá cả và chất lượng chè Việt Nam còn tương đối thấp so với các quốc gia khác.

Theo các chuyên gia về chè, việc tăng năng suất, nâng cao chất lượng và giảm thiểu việc sử dụng hóa chất nông nghiệp mà vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh trên thị trường chè toàn cầu chính là những yếu tố quyết định tính bền vững của ngành chè Việt Nam.

Do đó, để đảm bảo vị thế trên thị trường và phát triển hơn nữa, các nhà sản xuất chè Việt Nam cần phải nâng cao đồng bộ chất lượng chè, cũng như hiệu quả của tất cả các quy trình trong toàn bộ chuỗi sản xuất. Đồng thời, cần hiện đại hóa những máy móc cũ, hoạt động kém hiệu quả vốn đang rất phổ biến trong ngành, để nâng cao năng suất và giảm giá thành sản phẩm.

Nắm bắt được yêu cầu bức thiết trên, Unilever, IDH và Rainforest Alliance đã chính thức khởi động Dự án hợp tác trong khuôn khổ chương trình phát triển chè Việt Nam hợp tác giữa Unilever và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Dự án sẽ được triển khai trong vòng 30 tháng, với việc áp dụng các cải tiến về mặt xã hội và môi trường cho 30 nhà máy chè tại Việt Nam và 19.000 nông hộ trồng chè quy mô nhỏ. Các hoạt động chính của Dự án bao gồm: tổ chức các khóa đào tạo cho các nông hộ trồng chè quy mô nhỏ về chứng chỉ Rainforest Alliance, giảm thiểu việc sử dụng hóa chất nông nghiệp và đào tạo cho người nông dân trong các lớp học tại hiện trường.

Dự án phát triển chè Việt Nam hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng và lợi thế cạnh tranh của chè nguyên liệu Việt Nam và tăng lượng chè đen xuất khẩu được chứng nhận bởi Tổ chức Rainforest Alliance lên 30.000 đến 35.000 tấn.

Unilever cho biết, dự án hợp tác lần này sẽ góp phần cải thiện tính bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội cho các nông hộ sản xuất chè quy mô nhỏ thông qua việc giúp họ nâng cao khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu chính. Nông dân sẽ được trang bị thêm những kỹ thuật tiên tiến và mở ra các cơ hội về thị trường đầu ra để giúp ngành chè phát triển.

Hàng nghìn nông hộ trồng chè quy mô nhỏ sẽ là đối tượng được hưởng lợi. Với việc thành lập các lớp học cho nông dân tại hiện trường (FFS-Farmer Field Schools), Dự án sẽ đào tạo cho nông dân trong mạng lưới nông nghiệp bền vững (Sustainable Agriculture Network - SAN) về các tiêu chuẩn để đạt được chứng nhận của Tổ chức Rainforest Alliance và cũng sẽ giúp nâng cao sản lượng và cải thiện việc quản lý sử dụng hóa chất nông nghiệp trong các nông hộ sản xuất chè quy mô nhỏ.

Cần phải nhắc lại là, chỉ sau hơn hai năm kể từ khi Dự án Phát triển chè Việt Nam chính thức được khởi động, sản lượng chè đen Việt Nam được thu mua bởi Unilever đã tăng gấp 3 lần. Dự án hợp tác giữa Unilever, IDH và Rainforest Alliance là một bước quan trọng để nối dài thành công của Dự án Phát triển chè Việt Nam, nhằm lồng ghép các nông hộ sản xuất nhỏ vào chuỗi cung ứng chè chất lượng và bền vững ở Việt Nam.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 472


Hôm nayHôm nay : 75260

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1047428

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71274743