14:59 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vải thiều sai trĩu quả, mã đẹp ngọt lịm nhờ những giải pháp này

Thứ bảy - 02/06/2018 12:06
Toàn huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) hiện có khoảng 15.200ha vải thiều, với điều kiện thời tiết thuận lợi năm nay, vải thiều ra hoa và đậu quả sai hơn năm trước. Trà vải chính vụ đang phát triển cùi và hạt; trà vải sớm ở giai đoạn kín cùi – đỏ cuống.

Theo kết quả điều tra của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Lục Ngạn, hiện nay sâu đục cuống quả  tiếp tục phát triển gây hại trên các trà vải, nhất là ở những vườn rậm rạp, hại nặng trên trà vải sớm và có hiện tượng sâu gối lứa. Mật độ trung bình 0,2 con/cành, cao từ 3 – 5 con/cành; tỷ lệ gây hại trung bình 0,2%, cao từ 5 – 10%.

 vai thieu sai triu qua, ma dep ngot lim nho nhung giai phap nay hinh anh 1

Thực hiện bao trái cho vải thiều nhằm hạn chế sâu bệnh. Ảnh: I.T

Giai đoạn sâu non của sâu đục cuống quả là giai đoạn hại mạnh nhất trực tiếp làm ảnh hưởng đến năng suất  và chất lượng quả vải. Do đặc điểm sâu non khi nở là trực tiếp từ mặt vỏ trứng đục vào hạt quả và suốt đời sống của sâu non ở trong hạt cho đến khi sâu đẫy sức hóa nhộng mới ra ngoài, vì vậy diệt trừ sâu ở giai đoạn trứng và sâu non đạt hiệu quả không cao nên chủ yếu người dân phải diệt trừ con trưởng thành ở giai đoạn chúng đẻ trứng.

Để phòng trừ sâu đục cuống quả đạt hiệu quả cao, theo chị Giáp Thị Quyên - cán bộ Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Lục Ngạn, người dân cần thực hiện tốt một số biện pháp như sau: Tạo tán, tỉa cành cho cây vải thiều thông thoáng, kết hợp vệ sinh vườn, thường xuyên thu gom tiêu hủy các quả bị sâu hại.

Tập trung phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu đục cuống quả vải bởi sâu trưởng thành lứa 3 đang ra rộ (có hiện tượng gối lứa) bằng thuốc có chứa một trong các hoạt chất sau: Emamectin, Abamectin, Matrine, Rotenone… Phun đúng nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn trên nhãn mác. Thời điểm phun vào chiều mát và phun kỹ vào tán lá, trong tán cây, cành cấp 2, 3. Đối với những vườn có mật độ sâu cao cần phun kép 2 lần, cách nhau 3 ngày để diệt trừ con trưởng thành hiệu quả.

Ngoài tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, bà con nông dân có thể thực hiện biện pháp bao trái cho quả nhằm tránh sâu bệnh, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trước khi bao trái cho vải, cần cắt tỉa những cành tăm và những quả bị nhiễm sâu bệnh. Trước khi tiến hành bao trái từ 2 - 4 ngày, cần phun thuốc phòng sâu đục cuống quả và bệnh thán thư để diệt hết trứng, sâu non và nấm bệnh đã tồn tại trên mặt quả. Thời gian tốt nhất để bao trái là trước khi thu hoạch từ 20-35 ngày hoặc sau đậu trái từ 50-55 ngày.

Theo Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 248

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 245


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 441767

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73488738