03:52 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Văn hóa ứng xử - Sức mạnh mềm của thành công

Chủ nhật - 08/09/2019 12:51
Văn hóa ứng xử chính là một lĩnh vực đời sống văn hóa sinh động, phong phú của con người diễn ra hàng ngày, luôn luôn gắn liền với sự tồn tại, phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó cũng chính là sức mạnh mềm làm nên nét đẹp và là chìa khóa thành công của mỗi người, mỗi dân tộc.
Việt Nam đắc cử chức Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an HLQ (nhiệm kỳ 2020-2021) với số phiếu kỷ lục 192/193 vào ngày 7/6/2019

Việt Nam đắc cử chức Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an HLQ (nhiệm kỳ 2020-2021) với số phiếu kỷ lục 192/193 vào ngày 7/6/2019

Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, dân tộc nào cũng có văn hóa ứng xử của riêng mình, đồng thời cũng thể hiện đặc trưng văn hóa ứng xử chung của toàn nhân loại.

Văn hóa ứng xử là hành vi ứng xử, cách ứng xử của con người đạt giá trị chuẩn mực văn hóa chân - thiện - mỹ của một cộng đồng xã hội, tức là ứng xử có văn hóa.

Đối với mỗi cá nhân con người, văn hóa giao tiếp, ứng xử không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống đời thường hàng ngày, mà còn quyết định đến hiệu quả làm việc ở cơ quan và xã hội cũng như mức độ thành công trong sự nghiệp của người đó. Ví dụ như một cán bộ chuyên môn chưa giỏi, thậm chí chỉ ở mức trung bình mà biết giao tiếp, ứng xử hợp tác với đồng nghiệp một cách tốt đẹp, linh hoạt, nhạy bén thì có thể thu hái nhiều thành công hơn những người có thể khá về chuyên môn, nhưng kiêu ngạo, chủ quan, giao tiếp ứng xử kém và thiếu tinh thần hợp tác.

Kỹ năng giao tiếp - văn hóa ứng xử thể hiện rõ rệt về năng lực trí tuệ, khả năng tư duy và ứng xử văn hóa của con người, bộc lộ khả năng của người đó trong thực tiễn cuộc sống công tác ở cơ quan, công sở cũng như trong gia đình, ngoài xã hội.

Qua cách ứng xử của một con người, ta hiểu được bản chất của con người đó. Đây chính là mối quan hệ giữa nội dung (bên trong) và hình thức (bên ngoài) của một người.

Điển hình như thế hệ ngày nay, chúng ta luôn ghi nhớ 6 điều Bác Hồ dạy đối với ngành Công an nhân dân, trong đó có nêu rõ: Đối với mình phải Cần, Kiệm, Liêm, Chính; đối với đồng sự phải Thân Ái giúp đỡ; đối với Chính phủ phải tuyệt đối Trung Thành; đối với nhân dân phải Kính Trọng Lễ Phép; đối với công việc phải Tận Tụy; đối với địch phải Cương quyết, khôn khéo (trích Thư gửi đồng chí Giám đốc Công an Khu XII của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 11/3/1948).

Văn hóa ứng xử của Việt Nam trong lịch sử trải dài qua hàng nghìn năm, ông cha ta đã tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm để từ đó, thế hệ ngày nay được thừa hưởng và phát huy nhiều giá trị tốt đẹp.

Căn cứ vào lời ăn, tiếng nói trong giao tiếp ứng xử, cổ nhân xưa đánh giá phẩm chất, năng lực của con người một cách hóm hỉnh, sâu sắc:

Người thanh, tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu, khẽ đánh bên thành cũng kêu.

Hoặc:

Người khôn ăn nói nửa chừng,

Để cho người dại nửa mừng nửa lo.

Năng lực giao tiếp ứng xử có văn hóa được ông cha ta xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người: “Vàng thì thử lửa, thử than/Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”; “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết”; “Trông mặt mà bắt hình dong hay con lợn có béo thì lòng mới ngon”…

Xưa kia, người Việt thường giao tiếp bó hẹp sau lũy tre làng. Mặc dù không gian giao tiếp nhỏ nhưng được rèn luyện rất cẩn thận. Cha mẹ dạy con từ những điều nhỏ nhất như: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” đến những vấn đề như: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”.
 

PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Văn hóa ứng xử trong thời kỳ đổi mới

Ngày nay, con người Việt Nam giao tiếp trong môi trường giao lưu hội nhập quốc tế, cần phải phát triển văn hóa ngoại giao, văn hóa đối ngoại, ứng xử văn hóa trong các quan hệ quốc tế, phát triển sức mạnh mềm của văn hóa dân tộc.

Trên thực tế, không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa ứng xử và không phải ai cũng biết ứng xử có văn hóa. Đặc biệt, trong khi giao tiếp chính là quá trình xác lập và phát triển mối quan hệ, tiếp xúc giữa con người ứng xử với nhau, nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định của cả hai bên, từ đó hợp tác để cùng phát huy sở trường của các bên, cùng phát triển.

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 185 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nêu lên chính sách đối ngoại của Việt Nam là: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”.

Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã đưa quá trình hội nhập của đất nước từ cấp độ khu vực (ASEAN năm 1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998) lên đến cấp độ toàn cầu. Việt Nam đã đảm nhận thành công vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, cơ quan quyền lực hàng đầu của Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 2008 - 2009. Việt Nam cũng đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm ASEAN 2010. Đây chính là thành công của văn hóa ứng xử đối ngoại mà Việt Nam đã đạt được trong thời kỳ đổi mới.

Theo PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng, có thể thấy, trong xã hội cổ xưa hay thời kỳ hiện đại, ông cha ta luôn lấy chữ Tâm làm nền tảng giao tiếp. Bởi cần phải có chữ Tâm, tức là giữ gìn phẩm chất đạo đức, lương tri, thương người như thể thương thân, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để chia sẻ cảm thông thì mọi sự giao tiếp sẽ tạo nên quan hệ tốt đẹp.

Cách giao tiếp tế nhị, ý tứ, sâu xa… là sản phẩm của văn hóa Việt Nam trọng nghĩa tình, đạo lý, sẽ tạo nên một thói quen cẩn trọng, cân nhắc kỹ càng trước khi giao tiếp: “Ăn có nhai, nói có nghĩ”; “Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói”; “Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe”…

Đặc biệt, để tránh xung đột, mâu thuẫn không đáng có, để giữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt Nam hay có nụ cười thân thiện, hiếu khách. Nụ cười xuất hiện giống như một lời chào và là một phần quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt, là vẻ đẹp riêng của văn hóa ứng xử dân tộc, luôn được đánh giá cao trong con mắt của du khách nước ngoài.

Giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ thân thiện trong cộng đồng, trong hợp tác quốc tế hay trong những mối quan hệ tình nghĩa gia đình, xóm làng… là cơ sở để tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, văn minh và làm nên nét đẹp dân tộc.


Theo Chinhphu.vn

 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 317


Hôm nayHôm nay : 42527

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 415354

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73462325