13:34 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Về Tiền Lệ xem áp dụng PGS trên rau an toàn

Thứ hai - 11/11/2019 22:43
Được đánh giá là HTX thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhất mô hình PGS, nông dân thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) trồng rau an toàn như thế nào?
12-26-00_ti_vung_ru_n_ton_tien_le_nguoi_dn_tuyet_doi_khong_su_dung_thuoc_tru_co
Xã viên HTX Nông nghiệp Tiền Lệ làm cỏ bằng tay theo mô hình PGS.

Có mặt tại vùng rau an toàn thôn Tiền Lệ vào cuối tháng 10 đúng cao điểm của mùa rau ăn lá. Ngay cạnh nhà sơ chế khang trang, hiện đại của HTX Nông nghiệp Tiền Lệ là những ruộng rau cải, dền, cải cúc, hành, rau gia vị thẳng tắp, vuông vắn được xây bờ bằng bê tông không khác gì những thửa ruộng mẫu.

Ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là hình ảnh nhà nhà, người người đều làm cỏ và nhổ cỏ bằng tay. Một nông dân trồng hành hoa cho biết, nhờ sự tuyên truyền, tập huấn và cam kết áp dụng mô hình PGS từ cán bộ BVTV nên 100% số hộ đều không sử dụng thuốc diệt cỏ mà làm cỏ thủ công.

Theo chia sẻ của bà con, dù rất tốn công, nhưng với rau ăn lá việc làm cỏ bằng máy không khả thi. Việc phun thuốc trừ cỏ đã được quán triệt tuyệt đối không được sử dụng nên dù tốn rất nhiều công nhưng người họ vẫn kiên trì công việc làm cỏ bằng tay từ nhiều năm qua.

Một hình ảnh khiến chúng tôi ấn tượng không kém khác là chứng kiến hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Đạo, Tổ trưởng của 1 trong 5 nhóm PGS tại Tiền Lệ thu hoạch cải xanh, cải ngọt là cóc, nhái nhảy từ luống rau ra rất nhiều, một trong những biểu hiện cho thấy môi trường sinh thái tại vùng này khá tốt.

Tiếp tục quan sát kỹ các luống rau cải, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều kiến ba khoang, một loại thiên địch rất tốt cho rau. Bên cạnh đó mật độ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc, loài sinh vật gây hại trên lá ở mức độ vừa phải khiến chúng tôi rất có cảm tình với rau an toàn Tiền Lệ.

Theo chia sẻ của bà con, để hạn chế bọ nhảy, đầu tiên cần ngâm nước đất trồng và xử lý đất kỹ trong khoảng 1 tuần. Khi rau được khoảng 2 lá (tầm 5 - 7 ngày sau khi gieo hạt) tiến hành phun thuốc sinh học xử lý bọ nhảy 1 lần. Sau đó tiến hành tưới nước ướt ruộng rau đều hàng ngày sẽ hạn chế được tối đa bọ nhảy gây hại lá đến lúc thu hoạch.

Điều khiến chúng tôi đặc biệt ấn tượng là việc người dân Tiền Lệ khi mới trồng rau và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học đều cắm biển chỉ báo rất công khai rõ ràng “ruộng mới phun”. Bà con nông dân ở đây cũng ghi chép rất đầy đủ thuần thục thông tin tên thuốc, ngày phun, liều lượng phun, thời gian cách ly không khác gì kỹ sư trồng trọt. Thậm chí, một số hộ còn cẩn thận khi phun thuốc còn quây nilon để tránh thuốc phát tán sang các ruộng xung quanh.

Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Tiền Lệ Nguyễn Khắc Bút chia sẻ, hiện nay các hộ dân tham gia mô hình PGS liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp đều ký cam kết nếu test rau đến kỳ được thu hoạch mà có dư lượng vượt ngưỡng sẽ bị phạt 2 triệu đồng. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay việc lấy mẫu rau để test được cả cơ quan chức năng và doanh nghiệp lấy thường xuyên, ngẫu nhiên hàng tuần, hàng tháng những chưa có hộ nào vi phạm.

Với 500 hộ tham gia trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP trên tổng diện tích 33ha, thương hiệu, chất lượng, uy tín của Rau an toàn Tiền Lệ đã được cấp nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý và được 10 doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng bao tiêu với sản lượng đạt xấp xỉ 50% trên tổng sản lượng rau của toàn HTX.

Trong quá trình thực tế tại vùng rau an toàn Tiền Lệ, chúng tôi tình cờ gặp lãnh đạo Công ty Cổ phần Mỹ Văn GRP lấy mẫu rau tại các ruộng rau cải để test nhanh dư lượng. Để chắc chắn và yên tâm nhất vị lãnh đạo doanh nghiệp này đã lấy rau ở rất nhiều vị trí trong, ngoài, giữa sau đó thái nhỏ để test, song kết quả đều cho thấy rau ở ngưỡng an toàn.

PGS là Sáng kiến đảm bảo chất lượng nội bộ được lấy tên tắt từ cụm từ tiếng Anh “Participatory Guarantee System”, phát triển từ năm 2004 do Liên đoàn các phong trào Nông nghiệp hữu cơ Quốc tế (IFOAM) bảo trợ. PGS là một hệ thống có sự tham gia của các bên liên quan vào đảm bảo chất lượng các sản phẩm hướng vào thị trường địa phương được ngành nông nghiệp Hà Nội áp dụng triển khai trên diện rộng với rau an toàn từ năm 2017.
NGUYÊN HUÂN/https://nongnghiep.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236


Hôm nayHôm nay : 61900

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 961652

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61283609