12:05 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vì sao đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa hấp dẫn người dân?

Thứ tư - 07/05/2014 21:35
Những hạn chế trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: Thiếu định hướng, chưa gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; mới chỉ tập trung dạy các nghề cũ; chưa gắn với các doanh nghiệp, hợp tác xã; nội dung chương trình, phương thức tổ chức, cơ chế hỗ trợ người học chưa phù hợp... khiến người lao động chưa thật sự mặn mà.

Đó là những nhận định của các đại biểu trong buổi sơ kết bốn năm thực hiện đề án “Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Bộ Lao động – TBXH tổ chức ngày 7-5.

Thực hiện quyết định Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, qua bốn năm thực hiện, đến nay, tính tổng số lao động nông nghiệp đã được đào tạo nghề là 662.828 người (đạt hơn 50% mục tiêu Đề án) chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản... Riêng năm 2013, tổng số lao động được đào tạo nghề là 203.119 người, trong đó có 88,2% đã có việc làm hoặc tiếp tục làm việc cũ nhưng năng suất cao hơn, có 761 cơ sở và 12.705 giáo viên tham gia dạy nghề...

Mặc dù vậy, công tác dạy nghề cho lao động ở nông thôn hiện nay vẫn tồn tại nhiều yếu kém như thiếu định hướng, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, nhất là quy hoạch sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ…, chưa thực sự thu hút người dân.

Ông Nguyễn Minh Nhạn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ NN&PTNT, kiêm Phó Trưởng ban công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thẳng thắn thừa nhận, chương trình đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn và chưa chuyển dịch được lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp hoặc chuyển đổi sang nghề nông nghiệp mới.

Các đại biểu đều cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác điều tra, khảo sát nhu cầu của nông dân và lập kế hoạch dạy nghề nhiều nơi chưa sát với thực tế, chưa phù hợp với yêu cầu nên nhiều lao động khi học xong nghề tuy có việc làm nhưng thiếu bền vững. Mặt khác, các địa phương cũng thiếu cán bộ chuyên trách nên dẫn đến nhiều khó khăn trong quản lý.

Bà Vương Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long bày tỏ quan điểm: Nguyên nhân khiến cho lao động nông thôn chưa mặn mà với việc học nghề đó là công tác đào tạo nghề hiện nay chưa gắn được với đầu ra cho sản phẩm. Một số điểm trong quy định của đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ còn cứng nhắc (quy định mỗi người chỉ được học một nghề cũng gây khó cho người lao động khi muốn học thêm nghề khác). Ngoài ra, chế độ hỗ trợ người lao động tham gia học nghề còn quá thấp cũng là một nguyên nhân khiến người được tham gia học nghề không muốn học.

Từ những thực tế trên, để đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thật sự đạt hiệu quả thì cần phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của người nông dân; gắn với quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Để làm được điều đó, Phó giám đốc sở NN&PTNT Vĩnh Long đề xuất, trong thời gian tới, cần điều chỉnh đề án 1956, không chỉ có sự phối hợp giữa bộ LĐ-TB-XH và Bộ NN&PTNT, mà cần có thêm sự vào cuộc của Bộ Công thương và các đơn vị trực thuộc để gắn kết được đầu ra cho người nông dân, giúp họ tiêu thụ được sản phẩm làm ra sau khi học, làm nghề.

Về phía ngân hàng chính sách T.Ư, cũng nên có định mức tăng thêm để các ngân hàng chính sách địa phương giúp người nông dân dễ dàng tiếp cận vốn, từ đó mở rộng sản xuất, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào để nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm làm ra. Có như vậy, người lao động mới có động lực tích cực tham gia học nghề.

Thanh Trà

Nguồn nhandan.org.vn



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 747


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1524328

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74571299