02:55 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vĩnh Long: Mở rộng diện tích khoai Thục Linh, khoai muống

Chủ nhật - 25/08/2019 04:54
Ở Mang Thít (Vĩnh Long) có hai giống khoai mỡ được nông dân trồng nhiều nhất là khoai Thục Linh ruột trắng và khoai muống, bởi chất lượng ngon được người tiêu dùng ưa thích.

Trước đây khoai mỡ được trồng với diện tích nhỏ lẻ, không tập trung nhưng giờ đây được nông dân xã Long Mỹ và Mỹ An xem đây là cây chủ lực. Năm 2019 có trên 90,7 ha đất ruộng được trồng loại khoai này.

Phong trào trồng khoai mỡ phát triển bắt đầu từ mô hình trồng khoai mỡ theo tiêu chuẩn VietGAP do Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long thực hiện từ năm 2015 tại xã Long Mỹ với diện tích khoảng 30 ha, 66 hộ nông dân tham gia.

 Nông dân phải tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng cây khoai mỡ theo VietGAP.

Thực hiện mô hình, bà con nông dân phải tuân thủ quy trình kỹ thuật được hướng dẫn, vì vậy chất lượng sản phẩm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của thị trường. Các hộ cũng liên kết với nhau để cung cấp ra thị trường số lượng lớn, từ đó giá cả cũng cao hơn , thu nhập của người dân được cải thiện hơn.

Tự sự thành công của mô hình, phong trào trồng khoai mỡ lan rộng trong toàn xã. Anh Trần Văn An ở ấp Long Phước, xã Long Mỹ có nhiều kinh nghiệm trồng khoai mỡ cho biết: “Vụ khoai mỡ bắt đầu xuống giống khi thu hoạch lúa Đông Xuân. Để giảm chi phí hạ giá thành sản xuất cần áp dụng đúng qui trình kỹ thuật mà các nhà chuyên môn khuyến cáo.

Khi tưới khoai cần tưới vừa đủ nước tránh gây ngập úng sẽ gây tác hại rễ khoai, đồng thời chú ý bảo đảm nguồn dinh dưỡng bón phân định kỳ, phòng ngừa những bệnh thường gặp như mục đầu củ, thối củ… sẽ giúp khoai mỡ tạo củ tốt, không phát sinh thêm chi phí.

Chi phí qua các khâu làm đất, lên liếp, bón phân khoảng 8,5 triệu đồng/công. Sau 6 tháng trồng, tôi thu hoạch với năng suất 3 tấn/công. Giá bán tại thời điểm hiện tại 6.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được 9,5 triệu đồng/công”.

Cũng như các hình thức luân canh lúa màu nói chung, biện pháp luân canh lúa - khoai mỡ trên đất ruộng cũng là kỹ thuật canh tác có nhiều ưu điểm như góp phần ngăn chặn các đối tượng dịch hại trên ruộng lúa lây lan từ vụ này sang vụ khác, đồng thời tái tạo độ phì nhiêu cho đất.

Song điều quan trọng hơn hết vẫn là hiệu quả kinh tế vượt trội của nó đã khẳng định sản xuất một vụ khoai mỡ thay cho vụ lúa Hè Thu hoặc Thu Đông sẽ có cho lợi nhuận cao gấp 2 lần so với canh tác 3 vụ lúa trên cùng diện tích.

Cũng từ những hiệu quả trên, cánh đồng khoai mỡ ở huyện Mang Thít tiếp tục được bà con duy trì và ngày càng có xu hướng phát triển.

THÀNH KHẢITrung tâm Khuyến nông Vĩnh Long
Nguồn tin: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 138

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 129


Hôm nayHôm nay : 5793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 31431

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60353388