12:07 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vĩnh Phúc đưa nông dân lên Mộc Châu học hỏi bí quyết nuôi bò sữa

Thứ bảy - 13/05/2017 10:21
Dự án “Thí điểm tổ chức lại sản xuất, đưa chăn nuôi bò sữa ra ngoài khu dân cư gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và bảo vệ môi trường, giai đoạn 2017- 2020”, đang được huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) nỗ lực triển khai.

Nhà nhà nuôi bò sữa, ô nhiễm nghiêm trọng

 vinh phuc dua nong dan len moc chau hoc hoi bi quyet nuoi bo sua hinh anh 1

Đoàn nông dân xã Vĩnh Thịnh tham quan thăm một trang trại nuôi bò sữa  ở thị trấn Nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu, Sơn La).  Ảnh: V.T

Từ cách làm chuồng trại, cho đến việc xử lý phân, chất thải, họ làm rất bài bản, nên vào chuồng mà dường như không ngửi thấy mùi phân. Chúng tôi chăn nuôi ngay tại nhà rất ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe và thế hệ mai sau. Nếu xã, huyện cho đưa bò ra khu chăn nuôi tập trung tôi hưởng ứng ngay”. 

Bà Nguyễn Thị Hạnh – nông dân chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Tường

Năm 2000, huyện Vĩnh Tường triển khai mô hình chăn nuôi bò sữa nông hộ, tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thịnh, An Tường. Thấy việc chăn nuôi bò sữa hiệu quả, các hộ đã đua nhau chăn nuôi. Hiện có 14 xã, thị trấn chăn nuôi với hơn 1.200 hộ, tổng đàn bò sữa là 7.500 con (riêng xã Vĩnh Thịnh có  4.779 con, chiếm 64% số bò sữa của toàn huyện), trung bình từ 5 – 20 con/hộ, nhiều hộ nuôi tới cả trăm con.

Những năm trước đây, việc chăn nuôi bò sữa cơ bản thuận lợi và mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, do phát triển nóng, thiếu quy hoạch, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó cạnh tranh về năng suất, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm sữa tươi với việc chăn nuôi tập trung.

Theo thống kê, trung bình 1 bò sữa trưởng thành mỗi ngày thải ra 25 - 30kg phân, 30 - 35 lít nước tiểu và một lượng đáng kể nước rửa chuồng trại. Với quy mô đàn bò sữa như hiện nay tại Vĩnh Tường, sẽ thải ra môi trường khoảng 275 tấn chất thải/ngày đêm. Trong khi đó các biện pháp xử lý như hầm biogas, ủ phân… chưa thực hiện triệt để, nhiều hộ thải trực tiếp ra kênh mương, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt và bầu không khí.

Nuôi bò gắn với du lịch, dịch vụ...

 vinh phuc dua nong dan len moc chau hoc hoi bi quyet nuoi bo sua hinh anh 2

Chị Bùi Thị Quế (xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường) chăm sóc đàn bò sữa của gia đình. Ảnh:  Thế Hùng

Ngày 19.7.2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, Quyết định số 2370/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh – An Tường.

 

Để khắc phục, giải quyết những khó khăn trên, Vĩnh Phúc xác định đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường, sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ. Theo đó, tỉnh sẽ quy hoạch và xây dựng 3 khu chăn nuôi bò sữa tập trung, với tổng diện tích là 26,5ha, đồng thời quy hoạch khu trồng cỏ 150ha, để đưa chăn nuôi bò nông hộ ra khỏi khu dân cư tại các xã Vĩnh Thịnh, An Tường, nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.

Dự án sẽ được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2017-2020): thực hiện 50% diện tích, nhằm đáp ứng ngay cho các hộ đang có nhu cầu và điều kiện kinh tế cho đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa ngoài khu dân cư. Giai đoạn 2: Tiếp tục thực hiện khi các hộ có nhu cầu và trên cơ sở kinh nghiệm kết quả thực hiện giai đoạn 1 để nhân rộng. Phấn đầu phát triển đàn bò sữa của xã Vĩnh Thịnh lên trên 10.000 con. Hình thành sản phẩm du lịch từ các trang trại chăn nuôi bò sữa kiểu mẫu gắn kết với du lịch sinh thái.

Để triển khai thành công, huyện Vĩnh Tường đã tiến hành xây dựng Dự án “Thí điểm tổ chức lại sản xuất, đưa chăn nuôi bò sữa ra ngoài khu dân cư gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và bảo vệ môi trường, giai đoạn 2017- 2020”. Theo đó, huyện sẽ phối hợp các doanh nghiệp để phát triển đàn bò sữa. Doanh nghiệp cam kết sẽ thu mua 100% sữa tươi của bà con; đồng thời đề xuất các công ty hỗ trợ 9 máy ép phân xử lý môi trường cho xã Vĩnh Thịnh trị giá gần 9 tỷ đồng.

Nhằm giúp người dân có cái nhìn tổng quan về nghề chăn nuôi bò sữa, hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi tập trung, cũng như cách xử lý chất thải trong chăn nuôi, vừa qua UBND huyện Vĩnh Tường đã tổ chức cho hàng chục hộ chăn nuôi bò sữa ở các thôn An Lão Ngược, An Lão Xuôi, Khánh Nhi Ngược, Khánh Nhi Xuôi (Vĩnh Thịnh)… đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm tại Mộc Châu (Sơn La). Tại đây, các hộ đã được tham quan các trại nuôi bò sữa, đồng thời được các chủ trại nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm chăm bò để sữa có chất lượng, năng suất cao và cách xử lý phân, chất thải.

“Để nông dân yên tâm chăn nuôi, chúng tôi đã chủ động hỗ trợ chọn giống, thú y, thụ tinh với nguồn giống cao sản tốt, đồng thời bao tiêu sản phẩm, thực hiện chương trình bảo hiểm vật nuôi, giá sữa, hỗ trợ giá thức ăn tinh bột và cỏ Mỹ, cho vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Ngoài ra, công ty còn thưởng “nóng” nếu trang trại đạt sản lượng sữa cao và chất lượng tốt” – đại diện một doanh nghiệp ở Mộc Châu cho biết.

Ông Dương Văn Nội –  khu Vườn Đào 2, thị trấn Nông trường Mộc Châu cho biết: “Từ khi chuyển sang chăn nuôi tập trung, có sự liên kết hỗ trợ của công ty, gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại với quy mô chăn nuôi lớn. Hiện nay tôi nuôi 78 con bò sữa , trong đó 30 con đang cho sữa, mỗi ngày vắt được hơn 7 tạ,  công ty thu mua hết, trừ hết chi phí lãi hơn 50 triệu đồng/ngày”.

Cách nhà ông Nội không xa, ông Đậu Đình Thanh - chủ trang trại đang nuôi 65 con bò sữa cho hay: Với sản lượng sữa khoảng 5 tạ/con/năm, giá bình quân 13.000 đồng/lít, mỗi ngày trừ chi phí ông lãi gần 40 triệu đồng.

Ông Thanh chia sẻ thêm: “Mặc dù nhiều hộ diện tích đồng cỏ hẹp, chỉ đáp ứng được 20-25% cỏ tươi, nhưng được sự hỗ trợ, cung ứng nguồn cỏ khô nhập khẩu từ Mỹ với giá chỉ 9.000 đồng/kg, nên các hộ không còn quá lo lắng về nguồn thức ăn cho bò. Hơn nữa, việc mua thức ăn từ thân, bắp ngô ở những vùng lân cận với giá 1.400 đồng/kg cũng rất phong phú và tiện lợi”.

Tác giả bài viết: Việt Tùng

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 436402

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73483373