07:52 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vĩnh Phúc tái cơ cấu theo hướng hiện đại, phát triển bền vững

Thứ hai - 10/09/2018 22:23
Cùng với việc ban hành các cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, giai đoạn 2008 - 2017, tỉnh Vĩnh Phúc dành 11.697 tỷ đồng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp...
14-38-19_nh_5_nhn_rong_nhieu_mo_hinh_chuyen_doi_sn_xut_-_b_hong_thi_thuy_ln_uy_vien_tu_dng_bi_thu_tinh_uy_thm_mo_hinh_sn_xut_tren_di_bn_huyen_tm_duong
Bà Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, thăm mô hình sản xuất trên địa bàn huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc)

Xác định tái cơ cấu nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, những năm qua ngành nông nghiệp đã tham mưu cho lãnh đạo tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản gắn với quy hoạch chung của tỉnh theo hướng sinh thái, bền vững; quy hoạch theo lợi thế so sánh từng vùng, từng địa phương, hình thành các vùng SX hàng hóa tập trung, chuyên canh.

Cùng với việc ban hành các cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, giai đoạn 2008 - 2017, tỉnh dành 11.697 tỷ đồng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, trong đó phê duyệt và triển khai thực hiện 195 lượt đề tài thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với kinh phí 48,6 tỷ đồng.

Việc ứng dụng, chuyển giao KH-CN trong nông nghiệp được áp dụng rộng rãi trong trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính; ứng dụng ghép cà chua lên gốc cây cà tím; trồng nấm và các chế phẩm vi sinh; hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), phát triển các mô hình trồng cây dược liệu quý như trà hoa vàng, ba kích, đinh lăng, gừng; ứng dụng có hiệu quả công nghệ thụ tinh nhân tạo giống bò, lợn; ứng dụng các loại vắc xin thế hệ mới trong phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.

Quan tâm đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào SX, từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã xây dựng hàng trăm mô hình trình diễn cơ giới hóa trồng trọt, chuyển giao trên 1.300 máy nông nghiệp, như máy làm đất đa năng công suất lớn, máy gặt đập liên hợp, máy lên luống, máy cấy lúa 4 hàng và 6 hàng...

Đến năm 2017 tỷ lệ cơ giới hóa trong làm đất trồng lúa đạt trên 95%, thu hoạch lúa đạt trên 90%; nhiều thiết bị hiện đại đã được đưa vào áp dụng trong ngành chăn nuôi, thủy sản như máy thái cỏ, máy vắt sữa bò, máy nghiền trộn thức ăn cho gà, lợn, máy phun khử trùng tiêu độc môi trường...

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành được nhiều vùng SX nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo lợi thế địa phương, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo ATVSTP. Đến hết năm 2017, có 128 cơ sở được cấp giấy chứng nhận VietGAP với 71 cơ sở SX rau, quả trên diện tích 700 ha, sản lượng khoảng 35 ngàn tấn/năm; 39 cơ sở chăn nuôi lợn thịt, sản lượng khoảng 3.000 tấn thịt/năm; 9 cơ sở nuôi thủy sản, diện tích trên 60 ha, sản lượng khoảng 250 tấn/năm.

Năm 2018, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện hỗ trợ 40 cơ sở SX nông nghiệp, thủy sản. Việc áp dụng quy trình thực hành SX nông nghiệp tốt (VietGAP) ngày càng được mở rộng, SX nông nghiệp sạch và hiện đại đã có sự đồng hành của các DN và nông dân để từng bước xây dựng nền nông nghiệp Vĩnh Phúc xanh, sạch.

Đến thăm cơ sở SX rau an toàn trong nhà lưới theo quy trình VietGAP tại xứ đồng Mả Khéo, phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên của Công ty CP Nông lâm nghiệp- Môi trường Vĩnh Hưng do anh Lê Đức Minh làm GĐ, chúng tôi được anh Minh tâm sự, nắm bắt được HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 202 hỗ trợ đặc thù khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, công ty đã làm văn bản đề nghị xin tỉnh hỗ trợ.

Trên cơ sở các quy định hỗ trợ của Nghị quyết, công ty đầu tư trên 5 tỷ đồng xây dựng hệ thống nhà lưới SX rau an toàn theo qui trình VietGAP trên tổng diện tích 10.000 m2; xây dựng đường nội đồng, đường điện, hệ thống tưới bán chủ động, hệ thống thu gom chất thải cùng các công trình phụ trợ đồng bộ đến các khu vực SX.

Đồng thời mở 2 cửa hàng tiêu thụ và giới thiệu rau an toàn do công ty trồng đặt tại TP Vĩnh Yên. Sau khi các ban ngành thẩm định đạt các yêu cầu theo quy định của Nghị quyết, tháng 1/2018, công ty đã được tỉnh giải ngân trên 1,6 tỷ đồng. Hiện tại công ty đang triển khai hiệu quả giai đoạn I của dự án cung cấp rau quả an toàn cho địa bàn TP Vĩnh Yên và hệ thống siêu thị K-Mart, VinMart tại Hà Nội. Với doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, công ty đang giải quyết việc làm cho 20 lao động địa phương.

Với hướng đi đúng đắn cùng cơ chế hỗ trợ hợp lý, hiệu quả, ngành nông nghiệp của tỉnh có bước phát triển mạnh, liên tục tăng trưởng. Giai đoạn 2008 - 2017 tốc độ tăng trưởng GRDP nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân đạt 4,28%/năm. Tính riêng năm 2017, giá trị SX ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt gần 10.000 tỷ đồng, gấp 1,37 lần so với năm 2008. Cơ cấu giá trị SX của ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt từ 48,14% năm 2008 xuống còn 39,02% năm 2017; tăng tỷ trọng chăn nuôi từ 47,78% năm 2008 lên 51,5% năm 2017.
PV/ Noong nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 162


Hôm nayHôm nay : 42259

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1047961

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72730670