04:26 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

'Vua tôm” Minh Phú lãi "bất thường" hàng nghìn tỷ đồng

Thứ hai - 16/03/2015 06:29
Đại gia thủy sản Minh Phú công bố Báo cáo tài chính quý IV và báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 gây nhiều bất ngờ vì lợi nhuận "khủng". Theo "Vua tôm" Thủy sản Minh Phú, có 4 lý do khiến lợi nhuận sau thuế của tập đoàn này tăng mạnh...
Ngày 13/3 vừa qua, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã CK: MPC) đã có thư giải trình gửi UBCK Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán TP HCM về biến động lợi nhuận giữa hai kỳ báo cáo.
Theo đó, trong quý IV/2014, doanh thu thuần của MPC tăng 13,6% so với quý IV/2013, lợi nhuận sau thuế tăng hơn 67% so với cùng kỳ.
MPC giải thích, có 4 lý do khiến lợi nhuận hợp nhất sau thuế tăng mạnh.
Thứ nhất,  công ty đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng giá trị gia tăng, phát triển dần vùng tôm có chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ, làm khả năng cạnh tranh của Minh Phú vượt trội hơn DN trong nước và trên thế giới.
Thứ hai, do công ty đẩy mạnh công suất chế biến nhà máy Minh Phú - Hậu Giang, làm cho chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm, tăng hiệu quả kinh doanh.
Công ty cũng phát triển và hoàn thiện chuỗi cung ứng từ tôm giống đến tôm thương phẩm sạch bệnh, từ đó ký được những đơn hàng giá trị lớn.
Thứ tư, lãi suất giảm khiến chi phí tài chính giảm, đồng thời công ty quản lý tốt dòng tiền khiến doanh thu tài chính tăng, chi phí tài chính giảm.

Nguyên nhân “vua tôm” Minh Phú lãi 'bất thường' hàng nghìn tỷ đồng - Ảnh 1

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

 
Báo cáo tài chính quý IV và báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 vừa được Minh Phú công bố gây nhiều bất ngờ vì lợi nhuận "khủng".
Cụ thể, doanh thu năm 2014 của công ty đạt 4.297 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ, lãi ròng dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 190 tỷ đồng, tăng 65,9%.
Lũy kế cả năm, Minh Phú bão lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt  755 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với lợi nhuận năm 2013 (270 tỷ đồng). EPS năm 2014 của MPC đạt mức 10.930 đồng/cổ phiếu.
Năm 2015, công ty dự kiến sẽ cán mốc 1 tỷ USD. Lợi nhuận năm 2015 ước đạt 1.416 tỷ đồng, tăng 55%.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông bất thường tổ chức ngày 4/1/2014, Thủy sản Minh Phú đã lên kế hoạch hủy niêm yết tự nguyện, để thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm đối tác chiến lược và tái cơ cấu lại công ty.
Việc hủy niêm yết sẽ giúp MPC bán cổ phần cho đối tác ngoại mà không bị giới hạn room.
Bên cạnh đó, gia đình ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cũng dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu từ 79% hiện tại xuống thấp nhất là 35%.
Đề nghị này của Thủy sản Minh Phú đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Theo đó, ngày giao dịch cuối cùng của 70 triệu cổ phiếu MPC là 30/3, ngày chính thức hủy niêm yết là 31/3.
Tuy nhiên, Ủy ban cũng yêu cầu Thủy sản Minh Phú cam kết thực hiện đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM ngay sau khi hủy niêm yết trên HOSE, để đảm bảo quyền lợi của cổ đông công ty có kênh giao dịch cổ phiếu MPC.
Thủy sản Minh Phú là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm.
Năm 2014, Minh Phú xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia, tăng 41% so với năm trước, doanh số đạt 730 triệu USD.
Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, tiếp theo là Nhật Bản và châu Âu.
Chủ Tập đoàn Thủy sản Minh Phú: Vợ chồng đại gia nghìn tỷ
Chưa dừng lại ở vị trí 9 và 11 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất trên TTCK, vợ chồng ông Lê Văn Quang và bà Chu Thị Bình chủ Tập đoàn thủy sản Minh Phú (MPC), tiếp tục chứng kiến túi tiền nở thêm khoảng 700 tỷ đồng trong vòng hơn một tháng qua.
So với đầu năm 2014, giá trị số cổ phiếu MPC bà Bình nắm giữ tăng thêm 1.500 tỷ đồng, còn tài sản của ông Quang cũng tăng thêm khoảng 1.350 tỷ đồng. Qua đó, cả hai vợ chồng "vua tôm" tính tới cuối tháng 1/2015 đều lọt tốp 10 người giàu nhất, bà Bình xếp vị trí thứ 7, còn ông Quang nằm ở vị trí 9.
Tổng giá trị cổ phiếu của bà Bình và ông Quang lên tới khoảng 3.700 tỷ đồng, chưa kể số tài sản của các con và những người liên quan khác nắm giữ.
Đế chế tôm Minh Phú của hai vợ chồng này đang ngày càng phình to lên với tốc độ tăng trưởng doanh thu trong vài năm gần đây đều đạt khoảng 40%/năm.

Nguyên nhân “vua tôm” Minh Phú lãi 'bất thường' hàng nghìn tỷ đồng - Ảnh 2

Vợ chồng đại gia Lê Văn Quang- Chu Thị Bình đã đưa Thủy sản Minh Phú thành DN ngành tôm uy tín bậc nhất tại Việt Nam.

 
Nhìn vào những kết quả hiện nay, ít người biết rằng 20 năm trước đó, ông Quang chỉ là một kỹ sư công nghệ chế biến thủy sản và chuyển ra làm đại lý thu mua tôm cho một DN tư nhân. Năm 1992, ông Quang thành lập Xí nghiệp Cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú với số vốn khiêm tốn.Theo tạp chí thủy sản nổi tiếng thế giới Undercurrentnews, năm 2014 Minh Phú xếp thứ 23 trong số 100 DN thủy sản lớn nhất thế giới, còn Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp MPC nằm trong danh sách 20 DN Đông Á là công ty phát triển toàn cầu.
Cái duyên đối với ngành thủy sản gắn với ông Quang ngay từ những ngày đầu lập nghiệp. Vốn là kỹ sư công nghệ chế biến thủy sản làm trong một doanh nghiệp nhà nước, ông Quang có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, chế biến và kinh doanh, thu mua, bán tôm trên thị trường bi bước ra ngoài khởi nghiệp.
Con đường hốt bạc tỷ của gia đình ông Quang có lẽ bắt đầu từ sự bứt phá của ngành thủy sản trong thời kỳ đổi mới. Thị trường rộng mở cùng với tư duy phải tạo giá trị gia tăng và nâng cao chất lượng sản phẩm đã giúp Minh Phú đã không ngừng phát triển trái ngược với sự lụi tàn của nhiều DN cùng ngành.
Quyết định lên sàn chứng khoán năm 2006 đã giúp MPC huy động vốn trở thành DN ngành tôm lớn nhất cả nước về quy mô và qua đó góp phần thúc đẩy xuất khẩu, vươn lên đầu ngành về giá trị bán tôm ra thế giới. Cũng kể từ đó, MPC duy trì vị thế dẫn đầu của mình với doanh thu không ngừng tăng trưởng mạnh.
Với giá cổ phiếu từng thời gian đầu tới trên 70.000 đồng/cp, MPC đã giúp ông bà Chu Thị Bình và Lê Văn Quang lọt tốp những người giàu nhất trên TTCK. Khi đó bà Bình từng lọt tốp 5 và là nữ doanh nhân giàu có nhất trên thị trường, có trong tay cả nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, con đường đến với cái danh nghìn tỷ không hề dễ dàng. Mong muốn làm giàu nhanh cũng từng cuốn ông Quang cũng như Minh Phú vào những lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành như BĐS, cơ sở hạ tầng, xây dựng, đầu tư tài chính... và từng vùi dập cổ phiếu MPC trong một thời gian dài. Sự bứt phá trong năm 2014 đầu năm 2015 là sự trở lại ấn tượng hơn của vợ chồng ông Quang bà Bình.
Đã có sự trả giá cho những sai lầm. "Vua tôm" đã chấp nhận thất bại và dần rút ra khỏi các vụ đầu tư tài chính. Sự đam mê với thủy sản, với con tôm con cá đã giúp ông Quang trở lại với cốt lõi kinh doanh của mình.

Theo doisongphapluat.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 110

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 107


Hôm nayHôm nay : 38377

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 527077

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73574048