10:28 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng chuỗi giá trị khép kín trong chăn nuôi

Thứ năm - 29/06/2017 23:38
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, để phát triển ngành chăn nuôi, phải hình thành được chuỗi giá trị khép kín từ khâu chế biến thức ăn, chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại buổi làm việc.

Chiều nay 29/6 tại Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo một số Bộ ngành có buổi làm việc về các giải pháp phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Ninh, thời gian qua, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển khá cả về năng suất, chất lượng sản phẩm.

Năm 2016, tổng đàn trâu bò là 37.000 con, đàn lợn 420.000 con, đàn gia cầm 4,7 triệu con. Tổng sản lượng lượng thị hơi xuất chuồng 93 ngàn tấn. Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 3.409 tỷ đồng. 

So sánh trong toàn ngành sản xuất nông nghiệp, thì lĩnh vực chăn nuôi chiếm 42%. 

Về quy mô sản xuất, đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 300 trang trại và 13 doanh nghiệp chăn nuôi. Tỷ trọng giá trị do chăn nuôi trang trại sản xuất chiếm 38,8% tổng giá trị sản xuất chăn nuôi toàn tỉnh, tăng 14% so với giai đoạn 2006 - 2010.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 42 trang trại chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, trong đó có 6 doanh nghiệp đã được Bộ NN&PTNT cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, Bắc Ninh có chủ trương xây dựng nhà máy giết mổ lợn quy mô lớn, với công nghệ hiện đại, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. 

Tại cuộc làm việc, Tập đoàn DABACO Việt Nam, một doanh nghiệp của Bắc Ninh, đã giới thiệu ý tưởng xây dựng Nhà máy giết mổ lợn quy mô công nghiệp. Nhà máy có mức vốn đầu tư khoảng 700 tỷ đồng. Trong đó, vốn doanh nghiệp chiếm 80%, còn lại là vốn tín dụng.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao đổi với các đại biểu bên lề buổi làm việc.

Sau khi hoàn thành, nhà máy có công suất giết mổ 250con lợn/giờ; sản lượng 2.000con lợn/ngày; hệ thống làm lạnh công suất 2.200con lợn, có thể mở rộng lên 3.000 con; hệ thống trữ thịt đông lạnh đạt 5000 tấn. 

Phát biểu tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị tỉnh cần tính toán để đầu tư đồng bộ các nhà máy, dây chuyền giết mổ gắn liền với chế biến, từ đó đa dạng hoá sản phẩm từ chăn nuôi.

Quan trọng hơn, Bắc Ninh cần tính toán các giải pháp điều chỉnh sản xuất để có vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy giết mổ quy mô công nghiệp. 

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, những khó khăn của ngành chăn nuôi thời gian vừa qua có nguyên nhân chính là do nguồn cung vượt cầu, nhưng cụ thể hơn là do chất lượng sản phẩm còn thấp, chưa tiếp cận được với các thị trường khó tính; cùng với đó chi phí cho chăn nuôi còn rất cao, đặc biệt là chi phí cho thức ăn. Việc đảm bảo VSATTP, hạn chế trong công tác bảo quản, chế biến… cũng ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi. 

Trước những hạn chế này, không còn cách nào khác là phải giảm chi phí, tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi.

“Phải rà soát lại các quy hoạch liên quan đến chăn nuôi, trong đó bao gồm mạng lưới các cơ sở chế biến thức ăn, cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến sâu sản phẩm; gắn quy hoạch với nhu cầu của thị trường, với năng lực sản xuất, với khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Chấm dứt tình trạng đầu tư sản xuất tự phát, theo phong trào”, Phó Thủ tướng nói.  

Theo Phó Thủ tướng, muốn phát triển ngành chăn nuôi theo quy mô hàng hoá, doanh nghiệp, hợp tác xã phải đóng vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất, chăn nuôi, chế biến. Người nông dân sẽ tham gia góp vốn, công sức và hưởng lợi ích từ phần đóng góp của mình. 

Cùng với đó, phải nhanh chóng đầu tư các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, hiện đại ; mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi Việt Nam; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành chăn nuôi, đặc biệt là công đoạn giết mổ, chế biến sâu sản phẩm.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ NN&PTNT sớm rà soát để hoàn thiện quy hoạch các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc tập trung với quy mô công nghiệp. Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương quản lý tốt vấn đề VSATTP trong chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu. 

X.M/ Đại đoàn kết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 205


Hôm nayHôm nay : 76348

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1134649

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71361964