06:53 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng hàng Việt 'chuẩn hội nhập'

Thứ tư - 26/04/2017 21:41
Các thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe với rau, quả, thực phẩm nhập khẩu khiến cho nông sản xuất khẩu VN gặp không ít khó khăn.
Làm thế nào để gia tăng xuất khẩu trong xu hướng an toàn thực phẩm (ATTP) toàn cầu là nội dung hội thảo do Hội Doanh nghiệp (DN) Hàng VN chất lượng cao phối hợp cùng Amcham Việt Nam và Diễn đàn An toàn thực phẩm toàn cầu (GFSF) tổ chức ngày 26.4 tại TP.HCM.
1.000 lô hàng xuất đi bị trả về
Hàng xuất đi liên tục bị trả về và phải chịu phạt do vi phạm tiêu chuẩn bên phía đối tác là thực trạng đang xảy ra đối với các mặt hàng thực phẩm (chủ yếu là rau củ, thủy hải sản, gạo) của VN khi xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU. Đây là hệ quả từ việc ra đời của đạo luật “Hiện đại hóa an toàn thực phẩm" (FSMA) do Mỹ ban hành ngày 4.1.2011 thực hiện dần, thực hiện đầy đủ vào tháng 6.2016. Theo đó, thay vì kiểm tra hàng hóa nhập khẩu tại Mỹ như trước thì bây giờ, nước này chuyển sang kiểm soát toàn bộ quy trình, chuỗi sản xuất ngay tại quốc gia xuất khẩu.
Điều đáng nói là không ít DN VN chưa hề nghe đến đạo luật này hoặc nếu có “dính chưởng” thì cũng âm thầm giấu kín, vô hình trung ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu của VN vào Mỹ. Theo báo cáo của GFSF, từ năm 2014 - 2016, xuất khẩu tôm của VN vào Mỹ giảm 32% với hơn 1.000 chuyến hàng xuất đi bị trả về. Gây thiệt hại vô cùng lớn đối với cả DN và nông dân VN. Xuất khẩu cá tra, cá ba sa, cá rô phi sang Mỹ cũng giảm mạnh. Bên cạnh đó, chưa đến 10% rau củ quả VN được cấp chứng nhận an toàn. Ông Rick Gilmore, Chủ tịch GFSF, cho biết xu hướng thị trường Mỹ nói riêng cũng như châu Âu nói chung yêu cầu lớn nhất là thực phẩm xanh, thực phẩm hữu cơ. Giá trị tăng thêm của một loại sản phẩm chính là các loại giấy chứng nhận ATTP, bảo vệ môi trường. Chính vì thế DN VN cần có chiến lược chú trọng quá trình chăn nuôi, sơ chế đảm bảo yêu cầu, chất lượng thế giới thay vì quan tâm đến chế biến.
Đặc biệt, quy định tất cả các lô hàng nhập khẩu cá da trơn/cá vào Mỹ phải xuất trình đầy đủ hồ sơ cho Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) để phục vụ việc tái kiểm tra sẽ được áp dụng triệt để từ ngày 1.9.2017 sắp tới cũng đặt ra không ít thách thức đối với xuất khẩu cá tra, cá da trơn VN. Ông Vũ Đức Thắng - Phó tổng giám đốc Công ty SGS Việt Nam (thuộc Tập đoàn SGS - tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giám định, thử nghiệm, thẩm tra và chứng nhận) vô cùng bức xúc trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng nề do chất thải từ các nhà máy công nghiệp tại một số tỉnh ĐBSCL, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cũng như tiêu hủy hết công sức của người dân nuôi cá tại khu vực này. “Với việc Mỹ và các nước châu Âu ngày càng siết chặt khâu kiểm định, quản lý và các yêu cầu về chất lượng hàng nhập khẩu như hiện nay, nếu nhà nước tiếp tục dễ dãi cấp phép cho các DN sản xuất không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường quốc gia, quốc tế thì không chỉ nguồn cá tra xuất khẩu bị sụt giảm mà những hệ lụy từ dòng sông bị đầu độc này gây ra có tiền cũng không thể giải quyết được”, vị này cảnh báo.
TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP giải pháp và dịch vụ truy xuất nguồn gốc, cho rằng việc cạnh tranh bằng hình thức giảm giá là sai lầm lớn nhất của các DN xuất khẩu cá da trơn VN. Điều này không chỉ dẫn đến giá bán chung giảm liên tục, gây thiệt hại cho DN, giảm danh tiếng cho toàn ngành mà còn ảnh hưởng rất lớn khi chúng ta cạnh tranh với Hiệp hội Các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA). DN xuất khẩu cá tra vào Mỹ luôn cố gắng hết sức để đáp ứng các nhu cầu về ATTP mà thị trường này yêu cầu. Tuy nhiên cá tra VN liên tục bị CFA chèn ép, gây khó khăn, tạo nhiều thị phi bởi giá bán quá rẻ, tạo “mối nguy hiểm” lớn đối với các DN cũng như nông dân nuôi cá tại một số bang nghèo phía nam nước Mỹ.
Tuân thủ ATTP ngay bây giờ
Ông Rick Gilmore cho biết nhóm GFSF VN được thành lập sẽ tạo ra nền tảng hợp tác công - tư đầu tiên trong lĩnh vực ATTP tại VN. Tổ chức này sẽ tập trung hỗ trợ giải quyết vấn đề của từng công ty, hỗ trợ thành viên phát triển thương hiệu theo đúng các tiêu chí an toàn và chất lượng đối với tất cả các sản phẩm thực phẩm, thủy sản và thức ăn gia súc. Đảm bảo sự công nhận của quốc tế đối với nhà xuất khẩu VN. Bên cạnh đó, hỗ trợ tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách, giải quyết việc thiếu các tiêu chuẩn đồng nhất và các quy trình cấp giấy chứng nhận, các tiêu chuẩn chất lượng cũng như các yêu cầu về đào tạo tại VN. Ông dự đoán sau khi có sự hỗ trợ từ GFSF, xuất khẩu tôm vào các thị trường yêu cầu tuân thủ FSMA sẽ tăng và ổn định; rau củ VN sẽ được tin cậy, tăng cơ hội cho các đối tác chiến lược, tỷ lệ hàng hóa được chấp thuận cũng sẽ tăng. “Việc xuất khẩu thủy sản ngày càng cạnh tranh nên thời điểm để tuân thủ các quy định ATTP là ngay bây giờ. GFSF sẽ tổng hợp thông tin, công nghệ, chiến lược và quan hệ hợp tác để hỗ trợ thành viên vượt các quy định và hàng rào kỹ thuật thương mại”, ông nhấn mạnh.
Theo TS Nguyễn Thị Hồng Minh, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn ATTP chỉ là điều kiện cần cho việc gia tăng xuất khẩu. Mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, kết hợp với đẩy mạnh truyền thông mới là điều kiện đủ, là nhân tố quyết định tạo đầu ra, giúp hàng nông sản xuất khẩu từ VN xâm nhập được thị trường thế giới. Bà cho rằng có nhiều DN VN đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nhưng người tiêu dùng nước ngoài hoàn toàn không biết đến. “Nhà nước cần có cơ chế cho phép các hiệp hội quản lý DN thích hợp. Bản thân các hiệp hội cần phải tạo liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu hiệp hội chủ động tổ chức thì không một DN nào có thể chi phối được giá. Như Na Uy có Hội đồng Xuất khẩu thủy sản. Hội đồng này quy định bắt buộc các DN xuất khẩu cá hồi phải là thành viên, phải chia sẻ thông tin về sản lượng, thị trường; phải đóng phí cho quỹ phát triển thị trường. Kết quả là xuất khẩu cá hồi của họ phát triển rất mạnh. VN nên học tập theo họ”, bà Minh đề xuất.
Chủ tịch Hội DN Hàng VN chất lượng cao - bà Vũ Kim Hạnh cho biết hội đang cùng Tổng cục Tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí “Hàng VN chất lượng cao - Chuẩn hội nhập”, qua đó khuyến khích DN quan tâm hơn tới việc tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn của VN và quốc tế, thực hiện tốt các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế để đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn ổn định, xây dựng lòng tin vững chắc cho người tiêu dùng. “Chúng ta phải gia nhập thị trường thế giới với tư cách hàng VN. Vì vậy, bộ tiêu chuẩn này sẽ tổng hợp các tiêu chuẩn quốc tế phổ quát, lấy tiêu chuẩn VN làm nền tảng, và tùy theo từng ngành sẽ nhấn mạnh tiêu chuẩn quốc tế nào”, bà Vũ Kim Hạnh nói.

Hà Mai - Lê Hà/ Thanh niên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 211

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 205


Hôm nayHôm nay : 98547

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 808661

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73855632