21:48 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng tổ chức bộ máy Hội Nông dân TP Hà Nội tinh gọn, vững mạnh, hoạt động hiệu quả

Thứ bảy - 15/09/2018 11:28
Nhiệm kỳ 2013-2018, Ban Chấp hành Hội Nông dân TP Hà Nội đã quan tâm đến việc xây dựng tổ chức bộ máy Hội tinh gọn, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu Hội Nông dân TP Hà Nội lần thứ IX cho biết: Trong nhiệm kỳ 2013 - 2018, xác định công tác tổ chức rất quan trọng, bởi cán bộ Hội giỏi, tổ chức Hội vững mạnh mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Ban Chấp hành Hội Nông dân TP Hà Nội đã thực hiện có hiệu quả các chương trình công tác trọng tâm như: Chương trình Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền vận động gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2018, Nâng cao vai trò của Hội Nông dân tham gia phát triển mô hình kinh tế tập thể, tích cực xây dựng nông thôn mới…

 
Các đồng chí lãnh đạo tham quan gian trưng bày sản phẩm do nông dân sáng tạo tại Đại hội đại biểu Hội Nông dân TP Hà Nội lần thứ IX - ảnh: HM

Việc đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng trong các cấp Hội được chú trọng, hội viên nông dân đồng thuận cao trong chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Thành phố. Từ đó tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của Hội trong công tác vận động nông dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, công tác điều hành, quản lý của Nhà nước, góp phần quan trọng vào sự ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Hội Nông dân các cấp đã triển khai xây dựng các đề án về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Hội. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội các cấp được quan tâm. Nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành Hội Nông dân TP đã tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ toàn Thành phố; kịp thời kiện toàn, bổ sung cán bộ thông qua công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.

Nhiệm kỳ 2013-2018, đã có 276 đồng chí chủ tịch, phó chủ tịch Hội nông dân cơ sở được luân chuyển sang vị trí công tác mới. Ban Chấp hành Hội Nông dân các quận, huyện, thị xã đã bầu bổ sung 23 đồng chí, Ban Chấp hành Hội Nông dân TP bầu bổ sung 8 đồng chí. Hội Nông dân TP cử 6 cán bộ đi học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng ở ngoài nước (Trung Quốc, CHLB Đức, Philippin), phối hợp với Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tổ chức 24 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho 4.155 lượt cán bộ chuyên trách Hội Nông dân các quận, huyện, thị xã và TP. Hội Nông dân các quận, huyện, thị xã phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị cùng cấp tổ chức 455 lớp cho 53.320 lượt cán bộ chi, tổ hội.

Thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”, Hội Nông dân TP đã sắp xếp theo Đề án vị trí việc làm được Thành ủy phê duyệt. Cơ quan Hội Nông dân TP giảm từ 09 xuống còn 06 phòng, ban, trung tâm. Cùng với đó, thực hiện Thông báo số 481-TB/TU, ngày 02/12/2016 Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Một số nội dung thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”, Hội Nông dân TP đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn Hội Nông dân các quận triển khai thực hiện nghiêm túc, thận trọng, khoa học theo đúng quy định của Trung ương, TP.  Đến hết năm 2017, các cấp Hội Nông dân tại 7 quận: Hoàng Mai, Long Biên, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm đã chấm dứt hoạt động.

Nếu nhiệm kỳ 2013-2018, toàn Hội có 25/30 quận, huyện, thị xã; 480 cơ sở, 3.547 chi, 6.388 tổ Hội và 513.465 hội viên. Đến nay, còn 18/30 huyện, thị xã có tổ chức Hội với 409 cơ sở, 2.838 chi hội, 5.340 tổ Hội (giảm 71 cơ sở, 709 chi hội, 1.048 tổ hội) và 474.559 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt.

Cùng với tập trung xây dựng củng cố tổ chức Hội vững mạnh, hằng năm, các cấp Hội đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung chủ yếu vào việc thực hiện Điều lệ Hội; việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội cấp trên; chương trình công tác Hội và phong trào nông dân; công tác điều hành, quản lý và sử dụng các nguồn vốn, quỹ. Nhiệm kỳ qua, các cấp Hội đã tổ chức 18.088 cuộc kiểm tra.

 

Từ sự nỗ lực của các cấp Hội, diện mạo khu vực nông thôn Hà Nội đã có sự thay đổi đáng kể, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao - ảnh: HM

Thông qua công tác kiểm tra, các cấp Hội đã nắm bắt thường xuyên các hoạt động của Hội, kịp thời uốn nắn khắc phục những thiếu sót hạn chế, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời xử lý những phát sinh ở cơ sở, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nông dân. Kết quả đến nay, 100% Hội Nông dân cấp quận, huyện, thị xã đạt vững mạnh; 365 cơ sở Hội đạt vững mạnh (bằng 89%), 44 cơ sở đạt loại khá (bằng 11%). Đến hết năm 2017, đã xây dựng được 34 mô hình tổ hội nghề nghiệp với 731 thành viên.

Phát huy những thành công đã đạt được, nhiệm kỳ 2018-2023, Hội Nông dân TP Hà Nội tập trung đẩy mạnh, đa dạng hóa công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành của hội viên, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Các cấp Hội tăng cường đổi mới, xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh toàn diện; đa dạng hóa hình thức thu hút tập hợp hội viên, mở rộng thành phần, đối tượng  hội viên là các chủ trang trại, giám đốc các hợp tác xã... kịp thời rà soát đưa ra khỏi Hội những hội viên thường xuyên không sinh hoạt, không tham gia các phong trào, các hoạt động của Hội.

Cùng với đó, các cấp Hội đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Hội các cấp cả về lý luận chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, nghiệp vụ kỹ năng công tác Hội; thường xuyên tiến hành rà soát quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cấp Hội. Các cấp Hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp để tổ chức phong trào, các hoạt động Hội phù hợp, thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho nông dân ,đồng thời thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển…/.

Hoàng Mẫn/ CPV
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 216


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1028020

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72710729